Muốn “bán nợ” sang ngân hàng khác, khách hàng gặp loạt khó khăn
Chị M.T đến ngân hàng VietinBank để được tư vấn thủ tục cho vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác. |
Gần 1 tháng trôi qua kể từ khi NHNN chính thức cho phép cá nhân vay mua nhà, mua xe được vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác bên cạnh doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các cá nhân được vay để trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác, song nhiều quy định khiến nhiều khách hàng còn lăn tăn.
Với mong muốn giảm áp lực trả lãi vay ngân hàng mua nhà cách đây 1 năm, chị M.T (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đây có mặt tại ngân hàng VietinBank để tìm hiểu về chính sách "mua nợ" của ngân hàng này. Tuy nhiên, dù thủ tục tại ngân hàng này không quá khó khăn song theo chị điều kiện vay vốn không dễ, cùng với lãi suất chưa thực sự hấp dẫn nếu tính thêm các chi phí bảo hiểm, phí phạt trả nợ trước hạn,...
Trước đó, khoản vay gần nhất của chị khoảng 13%/năm, dư nợ còn 1,1 tỷ đồng. Chị M.T cho biết: "Chuyên viên ngân hàng VietinBank tư vấn cho tôi rằng, lãi suất "mua nợ" của VietinBank năm đầu tiên là 8,3%, lãi suất thả nổi kể từ năm thứ hai, song tôi cần có tài sản thế chấp khác tài sản thế chấp đang vay để đảm bảo khoản vay đó. Dù lãi suất năm đầu khá thấp song tôi sẽ phải chịu khoản phạt 2-3% do trả nợ trước hạn khoản vay.
Ngoài ra, tôi cần mua bảo hiểm khoản vay đó như bảo hiểm cháy nổ, cùng các khoản phí khác, cụ thể là phí công chứng hợp đồng thế chấp, phí đăng ký thế chấp".
Chị M.T cho biết, khi đi tham khảo tại một số ngân hàng khác, các thủ tục vay cũng khó khăn tương tự khi khách hàng cần một tài sản khác ngoài tài sản mà tôi đang vay ra để bảo đảm khoản vay đó cũng như các phí khác như bảo hiểm cháy nổ,...
Theo quy định, trường hợp khách hàng vay tại ngân hàng B để trả ngân hàng A, thế chấp bằng tài sản duy nhất. Trong ngày ngân hàng B giải ngân tiền, bắt buộc phải nhận về tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro có thể phát sinh như ngân hàng không A không kịp làm hồ sơ trong ngày, không kịp công chứng tài sản, không kịp xác nhận tình trạng ngăn chặn tài sản để nộp cho ngân hàng mới… Do đó, các ngân hàng có xu hướng lựa chọn phương hướng an toàn.
Đặt vấn đề trên với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, điểm mới này ở Thông tư 06 khi cho phép khách hàng cá nhân vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác là đề cao khách hàng cá nhân đồng thời khiến các ngân hàng cạnh tranh lãi suất.
Tuy nhiên, khi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay nợ ở ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác thì việc yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo thứ hai (tức có 2 tài sản đảm bảo cho khoản vay ở ngân hàng khác và khoản vay ở ngân hàng này) là điều khó khăn. Chưa kể, việc tính thêm các chi phí khác cùng phí phạt khi trả nợ trước hạn ở ngân hàng vay vốn ban đầu thì lãi suất đã không còn hấp dẫn nữa.
Từ những điểm nghẽn trên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đưa đề xuất: "Để giải quyết vướng mắc về tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước cần có thêm các quy định và hướng dẫn chi tiết để chuyển giao được trơn tru, nếu phải có tài sản đảm bảo khác, thì không khác gì khách hàng khởi tạo khoản vay mới. Vì vậy nên bỏ quy định cần tải sản đảm bảo khác.
Còn vấn đề chi phí khác khi thực hiện khoản vay tại ngân hàng "mua nợ" và phí phạt tại ngân hàng "bán nợ" là điều khách hàng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác".
Ngân hàng ảnh hưởng ra sao khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm còn 30%? Theo đúng lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN, ngày 1/10 sắp tới, các ngân hàng sẽ phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn ... |