Trong các cuộc gặp tại châu Âu vào tuần này, Bộ trưởng Tài chính nhiều nước dự kiến sẽ bàn về các biện pháp trừng phạt với các sản phẩm dầu của Nga, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2/2022. Các biện pháp trừng phạt sẽ đưa ra hai mức giá giới hạn với các sản phẩm dầu của Nga: thứ nhất với sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao ví như dầu diesel và ngoài ra với sản phẩm có giá trị thấp ví như dầu nhiên liệu.
Các biện pháp hạn chế mới nhất với giá dầu được đưa ra vào tháng trước bởi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước đồng minh trong nhóm G7 đã tăng cường các biện pháp để áp trần giá dầu xuất khẩu của Nga ở mức khoảng 60USD/thùng. Các biện pháp trừng phạt này cho đến nay chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng lên giá dầu toàn cầu, nó khuyến khích cho các quan chức chính phủ phương Tây đưa ra thêm nhiều biện pháp, cùng lúc đó giảm biến động trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Hoạt động sản xuất năng lượng của Nga sẽ có thể suy giảm về quy mô nếu Nga không xuất được hàng vào châu Âu, chính vì vậy nguồn cung toàn cầu nhìn chung sẽ giảm.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt với các sản phẩm dầu của Nga có thể gây ra nhiều hậu quả kinh tế, đặc biệt bởi các biện pháp có hiệu lực vào cùng một ngày mà EU cấm nhập khẩu dầu diesel và nhiều sản phẩm khác của Nga. Các chuyên gia thị trường và một số quan chức phương Tây dự báo rằng Nga sẽ có khoảng thời gian khó khăn để điều phối các sản phẩm năng lượng của nước này, diễn biến sẽ gây ảnh hưởng lên giá dầu toàn cầu.
Khi không thể tiếp cận được với thị trường châu Âu và đương đầu với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, hoạt động sản xuất dầu của Nga sẽ có thể suy giảm, nguồn cung vì vậy suy giảm nghiêm trọng.
Từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, Mỹ và các nước đồng minh đã cố gắng bằng nhiều biện pháp gây tổn hại đến kinh tế Nga, ngành dầu của Nga vốn mang lại nhiều lợi nhuận bị coi như mục tiêu của phương Tây bởi tầm quan trọng của nó với thị trường năng lượng toàn cầu, diễn biến này đã đẩy cao lạm phát trên toàn cầu.
Khi mà dầu của Nga đang bị áp trần, các biện pháp trừng phạt mới với sản phẩm xăng dầu sẽ được áp dụng với doanh nghiệp phương Tây cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm hoặc vận tải dường biển. Các doanh nghiệp trụ sở tại G-7 và Australia sẽ bị phạt nếu họ cung cấp dịch vụ cho sản phẩm dầu Nga trừ khi các sản phẩm đó được bán dưới mức giá hạn chế.
Một lý do quan trọng mà biện pháp áp trần giá dầu chưa phát huy hiệu quả với thị trường dầu chính là bởi vẫn có những tàu âm thầm cung cấp dầu Nga bằng nhiều cách vào châu Á, châu Á vốn không chịu chế tài trừng phạt này, và diễn biến này dường như được phía Mỹ chấp thuận.
Đội tàu quy mô nhỏ và chuyên biệt hơn có thể vận chuyển các sản phẩm xăng dầu, đồng nghĩa Nga sẽ có ít lựa chọn hơn trong việc vận chuyển các sản phẩm dầu diesel và các sản phẩm khác đến bất kỳ bên mua nào tại các thị trường mới tại Mỹ Latinh và châu Phi. Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước nhập khẩu dầu Nga hàng đầu, cũng là hai nước sản xuất dầu lớn của thế giới, chính vì vậy họ cũng sẽ không mua những sản phẩm xăng dầu Nga mà thông thường vốn được vận chuyển vào châu Âu.
Châu Âu đã phụ thuộc vào dầu diesel Nga trong suốt nhiều thập kỷ, nó khiến cho nhiều người lo sợ về tác động của các biện pháp trừng phạt từ Nga. Hiện tại, các doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu châu Âu dường như đã mua nhiều dầu diesel trước thềm các biện pháp hạn chế của phương Tây. Chuyên gia phân tích tại công ty dữ liệu dầu Sparta Commodities, ông Philip Jones-Lux, cho biết giá dầu diesel tại châu Âu hiện không đủ cao để có thể khuyến khích các nhà kinh doanh bán dầu diesel từ Mỹ, Saudi Arabia và Ấn Độ sang khu vực này.