Trong vòng 9 ngày giao dịch đầu tiên của năm mới, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng ước tính khoảng 64 tỷ nhân dân tệ tức 9,5 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc thông qua kênh kết nối giữa Trung Quốc đại lục và thị trường Hồng Kông. Mức mua ròng này cao hơn rất nhiều so với con số 90 tỷ nhân dân tệ trong suốt cả năm 2022, giá trị mua ròng thấp nhất tính từ năm 2017.
Theo khẳng định của các chuyên gia phân tích, nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đang lo lắng về triển vọng của kinh tế Trung Quốc tuy nhiên họ thay đổi quan điểm bởi thị trường vẫn tiếp diễn đà tăng điểm từ đầu tháng 11/2022. Nhiều chuyên gia đang ngừng lại những hoạt động bán khống, loại hình đầu tư với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm.
“Tôi sẽ không nói rằng tâm lý nhà đầu tư hoặc trạng thái của họ đã trở lại trung lập”, chuyên gia quản lý quỹ tại GAM Investment – bà Jian Shi Cortesi khẳng định.
Bà khẳng định hiện nay nhiều quỹ vẫn còn thận trọng với Trung Quốc, nhưng khi mà Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng tốt trở lại mà vẫn giữ quan điểm đó, chắc chắn nhà đầu tư chịu thiệt hại. Báo cáo của Goldman Sachs cho thấy tỷ trọng phân bổ cho thị trường Trung Quốc trong tổng quỹ tương hỗ toàn cầu đang tăng lên đáng kể.
Tâm lý bi quan về cổ phiếu Trung Quốc đã lên mức đỉnh sau sự kiện gần đây tại Trung Quốc. Tháng 9/2022, tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc của nhà đầu tư ngoại rơi xuống dưới 4% tổng giá trị vốn hóa thị trường, theo dữ liệu được công bố bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC).
Từ đó đến nay, tâm lý của nhà đầu tư ngoại đã được hỗ trợ bởi việc chính sách không COVID-19 thay đổi bất thường, nó khiến cho nhiều nhà đầu tư ngoại trước đó mệt mỏi vì không biết đến khi nào Trung Quốc mới chấm dứt chính sách không COVID-19 cảm thấy vô cùng bất ngờ. Ngoài ra, giới chức đầu tư cũng lạc quan bởi những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang chấm dứt việc siết chặt quản lý với lĩnh vực Internet nội địa.
Chỉ số CSI 300 của thị trường Trung Quốc đã tăng ước tính khoảng 16% sau khi chạm mức thấp của năm 2022 là 3.541,33 điểm vào cuối tháng 10/2022. Trước thời điểm đó, chỉ số đã có lúc giảm ước tính khoảng 40%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông, sau khi giảm đến 58% trong vòng 1 năm tính đến tháng 10/2022, đã tăng khoảng 48% từ thời điểm đó đến nay.
Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường hào hứng với các đợt IPO tại Hồng Kông, địa điểm quen thuộc cho hoạt động IPO của doanh nghiệp Trung Quốc. Tính từ cuối tháng 12/2022, 4/6 đợt IPO của các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục tại Hồng Kông đã huy động về 2 tỷ đôla Hồng Kông tức khoảng 260 triệu USD, các đợt IPO đã thu hút sự quan tâm kỷ lục, điều hiếm thấy trong năm 2022.
Trưởng bộ phận chiến lược tại Citi Investment Research, ông Robert Buckland, vào tuần trước đã nói với khách hàng tại Singapore rằng họ không nên quá bi quan về Trung Quốc bởi chắc chắn trong thời gian tới Trung Quốc sẽ có những đột phá về chính sách COVID-19.
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 12/2022, khi nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt, qua đó càng cho thấy những rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế của nước này trong năm nay.
Tuy nhiên, nhập khẩu giảm nhẹ đã củng cố quan điểm rằng nhu cầu trong nước sẽ phục hồi chậm trong những tháng tới.
Trong khi hoạt động nhập khẩu dự kiến sẽ thúc đẩy làn sóng nhu cầu bị dồn nén sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp cứng rắn đối với dịch COVID-19 vào tháng 12 năm ngoái, thì hoạt động xuất khẩu của nước này được cho là sẽ suy yếu trong năm 2023, khi nền kinh tế toàn cầu đang trên bờ vực suy thoái.
Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, cho biết: “Tăng trưởng xuất khẩu yếu cho thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy nhu cầu trong nước, coi đó là động lực chính cho nền kinh tế vào năm 2023."
Cụ thể, theo dữ liệu của Cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2022 giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước đó, kéo dài đà giảm 8,7% trong tháng 11, mặc dù thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2020, phản ánh nhu cầu của thế giới đang chững lại.