Những đối tượng nào được tăng tiền lương lên 10 triệu đồng từ ngày 1/7/2024?
Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào? |
Ảnh minh hoạ. |
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 1/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, viên chức được xây dựng 2 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế bảng lương hiện hành. Việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không được thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Cụ thể 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bên cạnh đó, một trong các yếu tố cụ thể để xác định thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương (mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12).
Đặc biệt, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó, có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Dự kiến từ ngày 1/7/2024, tiền lương bình quân của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng), tức có thể tăng đến mức 10 triệu đồng/tháng.
Như vậy, từ ngày 1/7/2024, 2 đối tượng viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và viên chức không giữ chức danh lãnh đạo viên chức có thể nhận mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Mức tăng tiền lương nêu trên là mức lương bình quân của đối tượng công chức, viên chức so với thu nhập bình quân hiện nay của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng). Mức thu nhập này không cố định mà có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới.
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Việc tăng lương thêm 7% nhằm bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7, tiền lương trung bình của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ cao hơn khoảng 30% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng). Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng. Ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng. |
Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào? Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai và cách tính lương ngày làm ... |