NyTimes: Tương lai bất định khi thời kỳ tiền rẻ toàn cầu kết thúc
Nguyên nhân của tất cả những sự xáo trộn trên là việc lạm phát bất ngờ tăng nóng. Tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, ngoại trừ Ngân hàng Trung ương Nhật, đã mạnh tay siết chặt chính sách tiền tệ trong vòng 12 tháng gần đây. Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 4,25 điểm phần trăm lên ngưỡng cao chưa từng thấy tính từ tháng 12/2007, Ngân hàng Trung ương Anh nâng lãi suất 3,25 điểm phần trăm lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 11/2008, Ngân hàng Trung ương châu Âu nâng lãi suất 2,5 điểm phần trăm lên ngưỡng cao chưa từng thấy tính từ tháng 12/2008.
Lợi suất trái phiếu cũng đã được điều chỉnh tăng. Tính từ tháng 12/2021, lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm đã tăng hơn 2,6 điểm phần trăm. Nếu tính theo các tiêu chuẩn dài hạn, lãi suất hiện đang cao nếu tính theo các tiêu chuẩn dài hạn. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ đã chưa từng lên mức cao như thế này tính từ đầu năm 2011. Lãi suất thực đồng thời tăng lên. Trong năm qua, lợi suất với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm đã thay đổi từ mức âm 1 sang hơn 1,5%.
Nhìn chung, lãi suất cao hơn đã làm mất ổn định giá tài sản. Thị trường chứng khoán có nhiều biến động, kết thúc năm ở mức thấp hơn nhiều so với những mức đỉnh dù rằng hiện đang ở mức định giá rẻ. Giá bitcoin giảm từ mức 65.000USD ở thời điểm cuối 2021 xuống còn chỉ 16.600USD ờ hiện tại.
Năm tới đây chắc chắn sẽ có nhiều bất ổn. Ngoài những yếu tố liên quan đến địa chính trị và năng lượng, những mối lo lớn nhất của giới đầu tư liên quan đến tương lai của lạm phát và chính sách tiền tệ. Nếu lạm phát nhanh chóng hạ nhiệt, chính sách tiền tệ nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh nới lỏng trước thời điểm cuối năm sau. Còn nếu không, kịch bản nới lỏng sẽ không xảy ra. Chừng nào bất ổn còn tồn tại, triển vọng chính sách tiền tệ cũng sẽ khó đoán định như vậy.
Lãi suất cao sẽ mang đến nhiều hậu quả bởi chi phí vay nợ trở nên đắt đỏ hơn. Xét đến bất ổn còn tồn tại, biến động thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn. Sự kết hợp này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các loại tài sản đã được mua gom quá nhiều và làm tăng tỷ lệ vỡ nợ. Nếu lãi suất tăng cao, tình trạng vỡ nợ sẽ trở nên phổ biến hơn. Thực tế này sẽ rõ ràng tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi nơi mà tình trạng căng thẳng vốn đã rõ ràng.
Dòng vốn mạo hiểm vào thị trường các nước thu nhập cao cũng sẽ chịu nhiều áp lực. Chuyên gia kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter khẳng định rằng suy thói kinh tế sẽ tạo ra nhiều sự phá hủy. Chi phí tài chính đắt đỏ sẽ cảnh báo mọi người rằng đòn bẩy chưa bao giờ là một lựa chọn dễ chịu.
Bất ổn trong dài hạn nằm ở việc liệu kỷ nguyên tiền miễn phí chỉ đang gián đoạn tạm thời hay chấm dứt mãi mãi. Theo chuyên gia Charles Goodhart và Manoj Pradhan, các yếu tố nhân khẩu học đồng nghĩa với việc lạm phát và lãi suất sẽ vẫn ở ngưỡng cao trong dài hạn. Trong bối cảnh này, chuyên gia kinh tế trưởng tại IMF – ông Olivier Blanchard khẳng định rằng các yếu tố tạo ra lãi suất thấp với các loại tài sản an toàn sẽ vẫn có khả năng áp đảo một khi cú sốc lạm phát qua đi.