Theo Cổng thông tin Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH, Tọa đàm được tổ chức để đánh giá việc triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời đánh giá việc thực hiện Công ước số 155 về ATVSLĐ, môi trường lao động và Công ước 187 về cơ chế tăng cường công tác ATVSLĐ của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.
Thông tin tại Tọa đàm, trong 10 năm qua, công tác quản lý ATVSLĐ đã được đẩy mạnh nhất là sau khi Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư và Luật ATVSLĐ được ban hành, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ được nâng cao rõ rệt.
Các hoạt động ATVSLĐ đã chú trọng đến công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tăng cường cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất, gắn ATVSLĐ với bảo vệ môi trường, mở rộng việc quản lý ATVSLĐ ra khu vực phi chính thức...
Phạm vi thống kê tai nạn lao động được mở rộng đến khu vực không có quan hệ lao động từ năm 2016. Số liệu thống kê ngày càng đầy đủ hơn, cộng thêm sự gia tăng về quy mô lao động, sản xuất, đặc biệt trong một số ngành lĩnh vực như xây lắp, điện, cơ khí, khai khoáng, số tuyệt đối về tai nạn lao động mặc dù có xu hướng gia tăng về số vụ nhưng mức độ nghiêm trọng giảm. Tai nạn lao động chủ yếu xảy ra đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về mất an toàn lao động và gia tăng ở khu vực không có quan hệ lao động.
![]() |
Một vụ tai nạn lao động ở Đà Nẵng. Ảnh tư liệu: PCCC và CNCH Đà Nẵng. |
Tuy nhiên, sau 10 năm, công tác ATVSLĐ của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Theo báo cáo khảo sát đánh giá từ các địa phương, doanh nghiệp, bộ, ngành, công tác tuyên truyền giáo dục về ATVSLĐ đã được cải thiện với nhiều hình thức đa dạng.
Chính phủ và các bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm hơn tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người lao động và cộng đồng về ATVSLĐ. Nhưng hàm lượng ATVSLĐ trong chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa cao. Việc tuyên truyền giáo dục về ATVSLĐ cho khu vực không có hợp đồng lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là thiếu thốn về nguồn lực.
Thêm vào đó, sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng công chức về ATVSLĐ là một vấn đề trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ ATVSLĐ cũng hạn chế khi thường xuyên có sự luân chuyển nhưng công tác tập huấn nghiệp vụ lại gặp khó khăn về vấn đề kinh phí.
Nguồn lực thanh kiểm tra về vấn đề ATVSLĐ cũng còn nhiều vướng mắc. Tình trạng mất ATVSLĐ vẫn diễn ra nhiều, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Tình hình tai nạn lao động còn phức tạp do chưa được thống kê đầy đủ. Bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người lao động.
Trước những vướng mắc trên, Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra mục tiêu chung là tiếp tục chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; giảm ô nhiễm môi trường lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ; đặc biệt, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức và cá nhân, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia.
Bộ cũng phấn đấu đến năm 2033, trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người.
![]() Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có ... |
![]() Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp Tổng cục Giáo ... |
![]() Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 đã quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong ... |