Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang sàng lọc phát hiện 1 công nhân mắc bệnh lao do nghề nghiệp Hà Nội thanh, kiểm tra chấp hành an toàn, vệ sinh lao động |
Theo Luật ATVSLĐ năm 2015 do Quốc hội ban hành, an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Điều 16 Luật ATVSLĐ đã quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Cụ thể, bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.
![]() |
Công nhân nạo vét cống ở Đà Nẵng được trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân. Ảnh: N.L. |
Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.
Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về ATVSLĐ, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
Đối với người lao động, Điều 17 Luật ATVSLĐ đã quy định rõ trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
Phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất ATVSLĐ, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
![]() Ngày 28/8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tọa đàm Quốc ... |
![]() Nhiều ý kiến cho rằng, nên áp dụng quy định chung về mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu đối với tất cả đối tượng ... |
![]() Các đại biểu thảo luận về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Bộ ... |
Các tin khác

Trung tâm anh ngữ Apax của Shark Thuỷ tiếp tục nợ BHXH, lên đến hơn 55 tỷ đồng

Chính thức thông qua việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024

5 khoản tiền quan trọng khi nghỉ việc người lao động cần biết để không mất quyền lợi

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được người lao động đặc biệt quan tâm

Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đề xuất nghỉ hưu sớm được nhận mức lương tối đa 75%

Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không?

Những chính sách mới về công chức có hiệu lực tháng 11/2023

Đối tượng nào được nâng lương trước hạn, không cần đợi cải cách tiền lương 1/7/2024?

Tiếp tục lộ trình tăng lương từ 5-7% sau năm 2024

Đề xuất mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Chủ tịch Quốc hội: Sau năm 2024, mức lương sẽ tăng 5 – 7% mỗi năm

Người lao động đóng BHXH sau năm 2025 sẽ không được rút một lần?

Cải cách tiền lương: Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng thêm thu nhập?

5 đối tượng nào không bị trừ lương hưu khi nghỉ trước tuổi?

Bổ sung 5 nhóm, mở rộng khoảng 3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điểm mới của 2 phương án rút Bảo hiểm xã hội một lần

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần
