Thị trường bất động sản Việt Nam gặp khó khăn gì, cuối năm 2023 diễn biến ra sao?
Giải quyết 112 văn bản kiến nghị khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án bất động sản |
Ảnh minh hoạ. |
Thứ nhất, về chính sách, pháp lý VNRea chỉ ra 3 nguyên nhân. Thứ nhất, liên quan đến pháp luật về đất đai, nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất; Nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện…
Thứ hai, liên quan đến pháp luật về quy hoạch, một số dự án có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch phân khu, tổng thể đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định.
Thứ ba, liên quan đến pháp luật về đầu tư, điều chỉnh tiến độ dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định…
Về dòng vốn, Hiệp hội đánh giá tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp bất động sản vẫn không dễ dàng, chủ yếu do 3 vấn đề là mức lãi suất cao, pháp lý dự án và niềm tin thanh khoản thị trường (lãi suất thực khoảng 11-12%/năm).
Việc hạ, giảm lãi suất 0,5-2% trong thời gian qua là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và hệ thống ngân hàng. Động thái này đang có hiệu ứng tích cực lên nền kinh tế và các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên, nếu rút ngắn thời gian dự án 1 năm có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản lãi suất lên tới 12-15% chi phí vốn. Đó là chưa kể tiết kiệm chi phí tiền lương, máy móc thiết bị,… cho cả năm.
Quy định chặt chẽ về kiểm soát rủi ro đối với tín dụng bất động sản giúp lành mạnh hóa thị trường, đi sát hơn với nhu cầu thực tế, tránh tình trang thổi giá bong bóng. Tuy nhiên, hiện nay năng lực tài chính của đại đa số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản còn hạn chế, vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng dẫn đến khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Thêm nữa, lãi suất vay theo gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội quá cao (doanh nghiệp 8,7%, người mua nhà 8,2%/năm) nên chủ đầu tư và người mua nhà khó khăn.
Về tổng cầu và niềm tin thị trườn, tổng cầu sụt giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc, nhất là nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và đất nền. Niềm tin thị trường suy giảm mạnh. Theo khảo sát sơ bộ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: Về phía doanh nghiệp phát triển dự án: Có đến 2/3 số doanh nghiệp gần như không có hoạt động phát triển dự án mới trong 1 năm qua; Doanh nghiệp môi giới bất động sản: Cắt giảm khoảng khoảng 50-70% nhân sự; Nhà đầu tư: Đa số các nhà đầu tư không xuống tiền vào thị trường bất động sản trong giai đoạn vừa qua.
Trong báo cáo, VNRea cũng dự báo thị trường bất động sản Việt Nam hết năm 2023 còn trầm lắng, chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn từ quý II hoặc quý III năm 2024 nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan; sự phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0; sự đa dạng của các nguồn lực tài chính... Bên cạnh các phân khúc truyền thống (nhà ở, khu công nghiệp, nghỉ dưỡng, văn phòng…), dự báo sản phẩm trên thị trường bất động sản sẽ ngày càng đa dạng hơn, nhất là nguồn cung nhà ở sẽ gia tăng mạnh nếu như Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được tổ chức thực hiện tốt.
Sau quý I báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, Novaland làm ăn ra sao trong quý II/2023? Novaland giải trình do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sàn dẫn đến doanh thu giảm so với cùng kỳ (doanh ... |
Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng Doanh nghiệp bất động này đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng. Được biết, đây là lần thứ 2 trong tháng 7 doanh ... |
Viglacera vượt kế hoạch lợi nhuận năm nhờ bất động sản Lũy kế 7 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty Viglacera – CTCP (HoSE: VGC) ước đạt 1.321 tỷ đồng, đạt ... |