Thủ tướng: "Tiền để đấy không tiêu được là rất sốt ruột"

03/08/2022 19:20 Tư vấn chính sách Hoàng Hà
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, vừa qua Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến mạnh, giải ngân chậm vẫn là căn bệnh kéo dài nhiều năm nay.
Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy không tiêu được" là "rất xót ruột và sốt ruột" - Ảnh VGP
Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy không tiêu được" là "rất xót ruột và sốt ruột" - Ảnh VGP

Chiều ngày 3/8, tiếp tục chương trình phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ nghe các báo cáo và thảo luận về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Ba nhóm khó khăn, vướng mắc

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết để chỉ đạo, điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 9 nghị quyết (trong đó có 2 nghị quyết chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công), 3 công điện, 7 văn bản; tổ chức 1 hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng cũng đã yêu cầu phải coi giải ngân vốn đầu tư công là công việc trọng tâm, nếu như không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công thì phải kiểm điểm người đứng đầu, đồng thời thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn.

Tuy nhiên, theo các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/7/2022 là 186.848 tỷ đồng, mới đạt đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Về khó khăn, vướng mắc với giải ngân đầu tư công, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ nhận diện có khoảng 21 tồn tại thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có phân thành 3 nhóm chính.

Trước tiên, về nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, khó khăn chủ yếu về lĩnh vực đất đai; tài nguyên-môi trường; lĩnh vực ngân sách nhà nước và công sản; xây dựng; lĩnh vực đấu thầu; lĩnh vực đầu tư công.

Tiếp theo, liên quan đến đến tổ chức triển khai thực hiện, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện. Chất lượng chuẩn bị dự án thấp, công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt. Các cấp, các ngành và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án.

Cuối cùng là nhóm khó khăn mang tính đặc thù của kế hoạch năm 2022. Đây là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, là năm các bộ, địa phương bắt đầu khởi công mới nhiều dự án nên thông thường cần từ 6-8 tháng hoàn tất thủ tục nên tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.

Ngoài ra, giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm 2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng. Một số nơi chưa cập nhật kịp thời sát giá thị trường, chủ đầu tư có tâm lý chọn biện pháp an toàn khi lựa chọn thực hiện ký hợp đồng trọn gói nên khó khăn khi xảy ra biến động giá thì nhà thầu sẽ phải gánh chịu, dẫn đến nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng trọn gói thi công cầm chừng, chờ chính sách điều chỉnh giá hợp đồng và giá vật liệu xây dựng...

Thủ tướng: "Tiền để đấy không tiêu được là rất sốt ruột" ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP

Từ những khó khăn trên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị một số giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương có liên quan nghiên cứu sửa tổng thể các luật có liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công; Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu các vướng mắc về đất đai theo phản ánh của các địa phương trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai.

Bộ Xây dựng nghiên cứu, đơn giản hóa và phân cấp hơn nữa quy định liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng công trình theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho địa phương trong công tác kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, B trên địa bàn, dự án thực hiện trên địa bàn 2 địa phương trở lên.

Thứ hai, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải chủ động, thực sự vào cuộc và trả lời, hướng dẫn xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu.

Sẽ ban hành nghị quyết thúc đẩy giải ngân đầu tư công mạnh hơn

Đánh giá về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng vừa qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến mạnh, giải ngân chậm vẫn là căn bệnh kéo dài nhiều năm nay. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy không tiêu được là rất xót ruột và sốt ruột".

Thủ tướng nêu rõ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công là nhiệm khó, năm 2022, nhiệm vụ giải ngân đầu tư công càng lớn khi lượng vốn đầu tư công (542 nghìn tỷ đồng) gấp hơn 2,5 lần năm 2016 (204 nghìn tỷ đồng) và nhiều hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng so với năm 2021, do ngoài vốn đầu tư trung hạn còn có nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển.

"Song càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, phát huy trí tuệ, dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hơn, có biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình và yêu cầu công việc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đề cao hơn nữa trách nhiệm bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch ubnd các tỉnh, thành phố.

Các bộ ngành, địa phương tự rà soát lại các thủ tục, công việc cần triển khai để chỉ đạo thực hiện đúng quy định, tránh tiêu cực, tham nhũng; rà soát các quy định thuộc phạm vi quản lý, nếu thuộc thẩm quyền thì sửa ngay, nếu thuộc thẩm quyền Chính phủ thì đề xuất Chính phủ và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh vốn giữa các bộ ngành, địa phương; các bộ ngành, địa phương tự điều chỉnh vốn trong nội bộ. Các bộ ngành, địa phương chưa làm tốt thì phải khiêm tốn, cầu thị, học hỏi, tham khảo các mô hình, cách làm của những nơi làm tốt như thành lập các tổ công tác, đôn đốc, giao ban hằng tháng.

Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị quyết về nội dung này, tạo chuyển biến thực sự trong thời gian tới.

Các tin khác

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã thông báo về việc mở bán nhà ở xã hội tại Khối nhà A, B thuộc dự án Chung cư cho người thu nhập thấp tại khu dân cư An Trung 2 với số lượng 633 căn.
Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Ngày 29/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, với 96,44% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực 5 năm, hứa hẹn gỡ bỏ rào cản, khơi thông nguồn lực, mang cơ hội nhà ở ổn định đến hàng triệu người lao động, cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước.
Kỳ vọng về một “cú hích” cho nhà ở xã hội

Kỳ vọng về một “cú hích” cho nhà ở xã hội

Việc đảm bảo chỗ ở ổn định cho người dân, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp, luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội ra đời với kỳ vọng lớn, song thực tế triển khai vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ.
Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo Vệ Tối Đa

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo Vệ Tối Đa

Theo Prudential, đây là giải pháp bảo hiểm nhân thọ trọn đời với giá trị bảo vệ được tối ưu hóa trên phí đóng đáp ứng khả năng tài chính, giúp khách hàng chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tích lũy dài hạn.
Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc đạt Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc đạt Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/04/2025, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đã tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024 và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025. Giải Đặc biệt đã được trao cho tác phẩm Ngành bảo hiểm và câu chuyện chữa lành “vết thương” niềm tin (tác giả Hương Giang - Thời báo Ngân hàng).
Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Bình, mục tiêu giai đoạn từ năm 2026 - 2030, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng 11.300 căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Với bao nhiêu người trong chúng ta, sau một ngày làm việc vất vả, điều mong mỏi nhất là được trở về một nơi gọi là nhà. Một căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp hay một góc nhỏ trong căn nhà thuê đông đúc, chỉ là nơi ta ngả lưng. Sâu thẳm trong tim, ai cũng ấp ủ giấc mơ về một mái nhà của riêng mình, nơi ta thực sự thuộc về, nơi con cái có không gian vui chơi, vợ chồng an tâm vun đắp hạnh phúc….
Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Lễ khởi công xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tham gia tài trợ 07 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn của địa phương để xây dựng trường.
Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Mặt bằng chung năm nay, mức tiền lương, tiền thưởng Tết ở các khối doanh nghiệp có tăng hơn so với năm 2024. Nhiều công ty nhận được nhiều đơn hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh khởi sắc nên lương thưởng Tết cho người lao động khấm khá hơn.
Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những mùa Tết Nguyên đán gần đây, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều chuyến xe - chuyến tàu công đoàn đưa NLĐ làm ăn xa về quê ăn Tết. Không chỉ bảo đảm an toàn tuyệt đối, các chuyến xe - chuyến tàu đó còn mang lại cảm giác ấm áp, tràn đầy tình người. Mùa Tết Ất Tỵ tiếp tục sẽ có nhiều những chuyến xe - chuyến tàu như vậy.
Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Trong không khí rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng" đầy ý nghĩa vào ngày 18/1. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón Tết cổ truyền ấm áp.
Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" và Chợ Tết Công đoàn năm 2025, mang đến niềm vui, sự ấm áp và những món quà ý nghĩa cho hàng nghìn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh.
Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, tính chia sẻ rủi ro cao, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động (NLĐ) khi gặp rủi ro về việc làm nên cần khống chế thời gian hưởng TCTN tối đa là 12 tháng và không bảo lưu đối với thời gian đóng BHTN trên 144 tháng, góp phần đảm bảo an toàn Quỹ BHTN.
Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Không ít người lao động (NLĐ) đang băn khoăn, nếu làm việc cho đến khi nghỉ hưu, chưa từng nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì khoản tiền đã đóng BHTN sẽ thế nào? NLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Với tư tưởng luôn tìm cách làm lợi nhất cho người lao động, những năm qua, BCH CĐCS Công ty PouYuen luôn thương lượng, kí thỏa ước lao động tập thể với ban giám đốc công ty với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Ngày 9/1/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước lên trên 21.000 đồng/lít.
Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động quan tâm tới việc đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.
Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Tết Nguyên đán này, các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ chăm lo chu đáo cho NLĐ bằng những món quà Tết, khoản thưởng xứng đáng. Qua đó, vun đắp thêm tình cảm gắn bó và động viên NLĐ.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Xem thêm
Phiên bản di động