Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ “chung cư mini”
Bồi thường bảo hiểm vụ chung cư mini: Có trường hợp chưa xác định được người thụ hưởng |
Sự vụ việc thương tâm cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong tại phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội, vấn đề an toàn chung cư mini cũng như tính pháp lý của loại hình nhà ở này, tính pháp lý của hợp đồng mua bán chung cư mini được quan tâm hơn hết.
Về bản chất, pháp luật hiện hành không có khái niệm “chung cư mini”, chỉ có khái niệm “nhà chung cư” và “nhà ở riêng lẻ” mà các “chung cư mini” có thể được xếp vào.
Vậy, dưới góc độ pháp lý, những hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mini có hợp pháp không? Và chủ sở hữu căn hộ này có quyền được yêu cầu cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở hay không?
Trao đổi với phóng viên Nhịp sống Doanh nghiệp về tính pháp lý của các hợp đồng mua bán chung cư mini, luật sư Lê Thị Thanh Huyền (Công ty Luật TNHH HTH Global) cho biết:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.
Theo đó, Nhà chung cư được hiểu đơn giản là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ và có phân định được phần sở hữu chung, sở hữu riêng cho nhiều hộ gia đình, cá nhân sinh sống.
Theo Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 (Quy định về tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân): “Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở. Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó."
Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở (Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở): “Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ."
Như vậy, “chung cư mini” nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì vẫn có thể được chuyển nhượng (bằng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư) và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Ngược lại, nếu không đáp ứng đầy đủ quy định của Luật Nhà ở, chủ sở hữu căn chung cư mini chỉ được đứng tên chung trong giấy chứng nhận của tòa nhà mà không được công nhận quyền sở hữu căn hộ.
Cháy chung cư mini: BHXH Việt Nam chi trả trực tiếp cho thân nhân của người mất tại nhà BHXH Việt Nam mới đây thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH ... |