Tổng công ty Dược Việt Nam: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái

06/08/2023 18:57 Phát triển bền vững Văn Tâm
Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN- sàn upcom) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023.
Đất Xanh (DXG) cắt giảm gần 1.400 nhân sự trong 6 tháng đầu năm 2023
Tổng công ty Dược Việt Nam: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái
Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN- sàn upcom) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023.

Theo đó, Quý II/2023 DVN đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1331,7 tỷ đồng, giảm 7% so với quý II/2022, doanh thu hoạt động tài chính 131,5 tỷ, gấp 5 lần quý 2 năm ngoái. Kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 2/2023 đạt 168,8 tỷ, trong khi quý II năm ngoái lỗ 4,3 tỷ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, DVN đạt doanh thu hợp nhất 2566 tỷ, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính 178,4 tỷ, gấp 3,3 lần cùng kỳ. Kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023 đạt 280 tỷ, gấp 7 lần cùng kỳ năm 2022.

Giải trình nguyên nhân biến động lợi nhuận, DVN cho biết nguyên nhân là do: Lợi nhuận sau thuế của một số công ty con, công ty liên kết quý II/2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng so với cùng kỳ do chi phí tài chính quý 2/2023 giảm so với quý 2/2022 do ảnh hưởng của biến động giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán nên khoản trích lập chi phí dự phòng tổn thất đầu tư tài chính của Tổng công ty quý II/2023 thấp hơn so với quý II/2022; doanh thu hoạt động tài chính (cổ tức) quý II/2023 cao hơn so với quý II/2022: việc ghi nhận doanh thu từ cổ tức phụ thuộc vào thời gian công bố/chi trả cổ tức trong năm của từng đơn vị có vốn góp của Tổng công ty; Chi phí quản lý doanh nghiệp quý II/2023 thấp hơn so với quý II/2022: Tổng công ty thực hiện một số biện pháp tiết giảm chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp.

Trước đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương, cổ đông lớn thứ 2 tại Tổng công ty Dược Việt Nam đăng ký bán hết toàn bộ 40,29 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 1/4/2022 – 29/4/2022 theo phương thức Thỏa thuận và khớp lệnh. Được biết Việt Phương là cổ đông chiến lược của DVN từ khi doanh nghiệp này cổ phần hóa. Hiện bà Hàn Thị Khánh Vinh, người của Việt Phương giữ chức TGĐ, ủy viên HĐQT của Tổng công ty dược DVN. Sau đó, Quỹ đầu tư hạ tầng PVI và Quỹ đầu tư cơ hội PVI công bố nắm giữ tổng cộng 43 triệu cổ phiếu DVN, chiếm tỷ lệ 18,14% vốn điều lệ. Đến tháng 6/2023 hai quỹ đầu tư này của PVI đã lại bán ra phần lớn số cổ phần này. Hiện chưa thấy công bố ai là người mua số cổ phiếu mà quỹ PVI bán ra.

DVN là doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu ngành dược phẩm Việt Nam với doanh thu mỗi năm khoảng 5.000 - 6.000 tỷ. DVN có vốn điều lệ 2370 tỷ, phần vốn nhà nước chiếm 65% mới đây đã được Bộ y tế chuyển giao về cho Tổng công ty SCIC quản lý.

DVN hiện là công ty mẹ của CPC1, Codupha, Dược Trung ương 3, Phabarco và có hàng loạt công ty liên kết, liên doanh trong đó nổi bật là Sanofi-Synthelabo, Dược phẩm OPC, imexpharm, DP3, Danapha, Mekopha, Sanofi VN…

DVN nổi tiếng về liên doanh với hãng dược hàng đầu thế giới Sanofi. DVN nắm 15% trong công ty Sanofi Việt Nam và nắm 29,99% trong CTCP dược phẩm Sanofi-Synthelabo. Theo báo cáo kiểm toán tổng hợp 2020, lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 178,5 tỷ trong khi nội dung lưu chuyển tiền tệ cho thấy Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia là 248,9 tỷ. Được biết trong số tiền cổ tức này thì phần cổ tức thu từ Sanofi chiếm phần lớn

Bên cạnh đó DVN đang quản lý, sử dụng một số khu đất như lô đất 95 Láng Hạ (Hà Nội), lô đất số 60B Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội), diện tích 2.670 m2, đã hợp tác với CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC để xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư (Dự án PVV - Vinapharm Tower); lô đất hơn 1.800 m2 ở số 12 Ngô Tất Tố (Hà Nội), lô đất 178 đường Điện Biên Phủ (Quận 3, Tp.HCM) diện tích 1.235 m2, sử dụng theo hợp đồng thuê đất từ năm 1996 đến 2046; lô đất số 126A đường Trần Quốc Thảo (Q.3, Tp.HCM) diện tích 691 m2…

Không chỉ DVN mà các công ty con, công ty liên kết của DVN cũng nắm giữ nhiều tài sản, ví dụ như CTCP Dược Trung ương 1 đang nắm giữ 10.086 m2 đất tại Số 356 – 356A đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội, 3462 m2 đất tại 87 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, 5115 m2 tại Thửa đất số 303, Lô 20 đường số 7, KCN Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. CTCP Codupha (mã CDP sàn upcom, -hiện DVN nắm giữ 66,35% trong số vốn điều lệ 182,7 tỷ của Codupha).

Ngoài địa chỉ trụ sở chính tại 334 Tô Hiến Thành (P. 14, Quận 10) có diện tích đất 58.912 m2 dự kiến bàn giao lại cho UBND Quận 10 và CTCP Phát triển đô thị Đông Dương (Codupha nắm 5,86% và 1500m2), Codupha cũng đang quản lý và sử dụng một số lô đất để làm kho chứa hàng và trụ sở chi nhánh như lô H5H9 đường số 1 KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, Tp.HCM) có diện tích 18.480 m2, lô đất 132 Nguyễn Văn Cừ (Q. Ninh Kiều, Cần Thơ) diện tích 4195 m2, lô đất 74/20 Nguyễn Khuyến P. Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột diện tích 1938 m2, lô đất 142 Lê Lai (P. Máy Chai, Q. Ngô Quyền Hải Phòng) diện tích 2613 m2, lô đất 120 Lý Thái Tông, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng, lô đất Đường số 2 KCN Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng diện tích 1012 m2, lô đất Xóm 4, xã Nghi Kim, Tp. Vinh, Nghệ An.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của BIC đạt hơn 250 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của BIC đạt hơn 250 tỷ đồng

Các tin khác

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nhiều đường dây tội phạm đã thực hiện hành vi thu thập, buôn bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng.
Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc khai thác, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Ngày 26/02/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập - cột mốc khẳng định sự trưởng thành và những bước tiến bền vững của VARS trong hành trình phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu một thập kỷ VARS đồng hành cùng cộng đồng môi giới bất động sản mà còn là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, khẳng định vai trò tiên phong trong việc kết nối, nâng cao giá trị nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động