TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp
TPBank chủ động đón sóng phục hồi từ thị trường bất động sản |
Mới đây, ADB tổ chức lễ trao giải cho Chương trình Tài trợ thương mại và Chuỗi cung ứng (Trade and Supply Chain Finance Program - TSCFP) dành cho các ngân hàng đối tác có thành tích nổi bật trong việc thúc đẩy tài trợ thương mại và chuỗi cung ứng ở Châu Á Thái Bình Dương năm 2024. Đây là giải thưởng được tổ chức thường niên với sự tham gia của 240 đối tác thành viên trong khu vực và trên thế giới. Trong sự kiện, TPBank năm thứ 3 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME trong hoạt động tài trợ thương mại, khẳng định uy tín và vị thế thương hiệu TPBank đối với ADB nói riêng và các ngân hàng đối tác nói chung.
Phát biểu tại chương trình, bà Trần Bích Hạnh – Phó Giám đốc khối Nguồn vốn và Thị trường Tài chính TPBank chia sẻ: “Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ADB, TPBank có nhiều cơ hội hơn trong việc hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn, mở rộng kinh doanh, đồng thời có thể gia tăng năng lực tài trợ cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí thấp cùng nhiều dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt.”
Với định hướng phát triển bền vững, TPBank luôn chú trọng trong việc tăng cường hỗ trợ các giao dịch tài trợ thương mại, đặc biệt khi doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ, thúc đẩy mạnh mẽ tài chính bình đẳng giới tại Việt Nam. Mới đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã vinh danh TPBank là Ngân hàng Đối tác Thương mại Tốt nhất - Tài chính hỗ trợ bình đẳng giới 2024. Trước đó, TPBank triển khai ký kết hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ đầu tư trực thuộc Ngân hàng Tái thiết Đức KFW (DEG) với tổng giá trị khoản vay lên tới 50 triệu USD nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam.
Chương trình Tài trợ thương mại và Chuỗi cung ứng (TSCFP) của ADB hoạt động với kỳ vọng thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên bền vững, toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm xã hội. Kể từ năm 2009, TSCFP đã hỗ trợ 57 tỷ đô la cho hoạt động thương mại trên 45.510 giao dịch (60% liên quan đến SME). Tại Việt Nam, các danh mục hỗ trợ tập trung vào các chương trình chuyển đổi nền kinh tế xanh, khai thác khu vực tư nhân, thúc đẩy công bằng xã hội, tăng cường khả năng chống chịu khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững, cải thiện kết nối giao thông, và giảm các khu vực nghèo khổ ở vùng sâu vùng xa.
Tính tới hết năm 2023, tổng giá trị giải ngân lũy kế các khoản vay và viện trợ không hoàn ở cả khu vực công và khu vực tư nhân lại ADB dành cho Việt Nam là 12,79 tỉ USD, được tài trợ từ quỹ nguồn vốn thông thường và nguồn vốn thông thường ưu đãi, Quỹ Phát triển châu Á và các quỹ đặc biệt khác. Với cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, ADB đang tích cực đẩy mạnh các dự án tài trợ nhằm hoàn thiện và nuôi dưỡng hoạt động ngân hàng xanh.
TPBank ra mắt sản phẩm vay mua nhà cho người thân dịp Vu Lan báo hiếu lãi suất từ 0% Với nhiều người, một mái ấm mới, khang trang là món quà báo hiếu ý nghĩa nhất dành tặng cho đấng sinh thành. Mong muốn ... |
TPBank tài trợ giai đoạn 1 cho dự án gần 1.500 căn nhà ở xã hội phía Tây Sài Gòn Ngày 29/8, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ký kết thỏa thuận hợp tác tài trợ giai đoạn đầu tiên là 130 tỷ đồng, đảm ... |
TPBank khẩn trương hỗ trợ đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn do cơn bão số 3 Với tinh thần tương thân tương ái, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc đang bị ảnh ... |