Theo CNBC, khi mà nguồn cung khí đốt tự nhiên trong khu vực được điều hướng sang châu Âu, các nhà máy sản xuất điện tại châu Á không chỉ trở nên thiếu khả năng tiếp cận với LNG, họ đã bị buộc phải lựa chọn mua loại khí đốt có giá cao hơn do nhu cầu ở châu Âu lên mạnh.
Châu Âu hiện đang chật vật với tình trạng thiếu khí đốt khi mà Nga giảm nguồn cung, nhiều nước rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng khi mùa đông đang đến. Cơ quan Quản lý Điện Quốc gia Anh đã cảnh báo về khả năng sẽ có các đợt cắt điện.
Vào ngày thứ Ba, EU đã tránh việc áp dụng giá trần với khí đốt của Nga khi mà EU đang tính đến các biện pháp mới nhằm xử lý tình trạng giá năng lượng cao. Trước đây, Nga đã tuyên bố sẽ chặn toàn bộ nguồn cung khí đốt sang EU nếu khối này thông qua quyết định đó gây tổn hại đến doanh thu và giá cả nhiều loại mặt hàng năng lượng xuất khẩu của Nga.
Trưởng bộ phận năng lượng tại S&P Global, ông Atul Aryal, khẳng định rằng trong khi tình trạng thiếu điện ở châu Âu và căng thẳng Nga – Ukraine đẩy cao giá dầu và khí đốt toàn cầu, nó vẫn chưa gây tổn hại đến hoạt động tạo điện tại châu Á.
“Tại châu Á, thay cho việc dùng khí đốt, nhiều nước đang chọn sử dụng than đá bởi than đá vốn sẵn có, than đá hoàn toàn dễ có được từ nội địa và có giá rẻ hơn”, Arya nói với CNBC.
Không giống châu Âu phụ thuộc vào khí đốt để tạo được năng lượng, khí đốt không phải quá quan trọng tại châu Á. Khí đốt chỉ chiếm khoảng 11% trong tổng tiêu thụ năng lượng, khí đốt nhập khẩu cũng chỉ chiếm một phần trong tổng lượng khí đốt tiêu thụ, trưởng bộ phận nghiên cứu về điện và năng lượng tái sinh tại Wood Mackenzie – ông Alex Whitworth phân tích.
Than đá vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiêu thụ năng lượng dù rằng tỷ lệ này đang giảm, ông Whitworth nói. Tỷ lệ than đá trong tổng nguồn nhiên liệu để tạo điện cho thị trường châu Á hiện chiếm hơn 60%, ông nói thêm.
Việc sử dụng năng lượng tái sinh mất thời gian và sẽ không làm hạ nhiệt những nỗi lo về an ninh năng lượng trong ngắn hạn, chính vì vậy tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn cao và sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu bẩn này chưa thể chấm dứt ngay.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhập khẩu khí đốt của châu Á trong 8 tháng đầu năm nay giảm đến 28% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng nhập khẩu khí đốt nói chung giảm 7% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu khí đốt vào Trung Quốc, hiện đang là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất toàn cầu, giảm sâu nhất ước khoảng 59%. Tỷ lệ nhập khẩu khí đốt của Nhật, Pakistan và Ấn Độ lần lượt giảm 17%; 73% và 22%.
IEA giải thích rằng không phải chỉ riêng vấn đề giá cao cản trở những bên mua Trung Quốc thế nhưng mà còn cả vấn đề kinh tế tăng trưởng chững lại, thời tiết mùa đông ấm áp hơn và tiêu thụ khí đốt và than đá nội địa ở mức cao.
Những yếu tố này đã khiến cho tỷ lệ sử dụng than đá tại châu Á lên rất cao trong bối cảnh vẫn có nhiều lời kêu gọi về việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, doanh nghiệp điện nhà nước Hàn Quốc đã bắt đầu sử dụng than đá trong những tháng gần đây, theo Viện nghiên cứu kinh tế năng lượng và phân tích tài chính.
Tỷ lệ sử dụng than đá tại Hàn Quốc tháng 7/2022 cao hơn khoảng 26% so với tháng trước đó, nhưng vẫn thấp hơn khối lượng sử dụng vào năm ngoái.