100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng
Sẽ tiếp tục thanh tra thêm 6 doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2024 |
Ảnh minh hoạ. |
Việt Nam có nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn
Nhiều chuyên gia kinh tế tại Trường Đại học Fullbright dự báo, trong 5 năm tới, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn - vi mạch của Việt Nam khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định ngành công nghiệp bán dẫn, vi mạch là một ngành có tiềm năng lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ cao, chất lượng cao.
Tuy nhiên, do đòi hỏi mức đầu tư cao nên số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay ở nước ta còn rất thấp. Đáng chú ý, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung-cầu giữa hệ thống giáo dục và đào tạo cùng thị trường lao động.
PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện tử, phụ trách phòng thí nghiệm Thiết kế vi mạch của Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, 100% sinh viên định hướng thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, có việc ngay.
Trong đó, mức lương khởi điểm của kỹ sư mới khoảng 15-20 triệu đồng, tương đương ngành Công nghệ thông tin. Còn nếu theo nghề 5-10 năm, lương kỹ sư ngành này cao gấp rưỡi ngành Công nghệ thông tin, lên tới 2.500-3.000 USD một tháng (60-70 triệu đồng).
Hướng đi cho lĩnh vực vi mạch, bán dẫn
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh, lộ trình đào tạo các cử nhân, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực chip bán dẫn tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã rút ngắn đào tạo tại doanh nghiệp từ 6-9 tháng xuống 3-6 tháng.
Tại Đại học FPT, mất 6 tháng tới 1 năm để đào tạo, chuyển đổi một kỹ sư phần mềm sang phần cứng, sang làm chip. Quy trình thiết kế chip sẽ có rất nhiều công đoạn. Có những công đoạn vẫn phải cần 5, 10 đến 20 năm để đào tạo nhân lực; cũng có những công đoạn đặc biệt đơn giản, chỉ cần đào tạo 6 tháng đến 1 năm là kỹ sư có thể làm được.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Bộ KH&CN Nguyễn Quân nhận định, việc các trường đại học mở ngành, chuyên ngành đào tạo lĩnh vực vi mạch, bán dẫn là hướng đi đúng ở thời điểm hiện tại. Song, để tránh việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo vi mạch, bán dẫn trở thành phong trào, các trường phải cân nhắc về việc đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy; trình độ, chuyên môn và số lượng của đội ngũ giảng viên.
Đặc biệt, các trường cần quan tâm đến việc đào tạo thực hành cho sinh viên bằng việc hợp tác với các doanh nghiệp về vi mạch.
Bên cạnh đó, ngoài tập trung đào tạo mảng thiết kế, cần quan tâm đầu tư đào tạo về mảng chế tạo vật liệu, đất hiếm, điện tử. Đầu tư cho hạ tầng, ổn định tần số, điện áp, không được gián đoạn. Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân, công nghệ vi mạch chỉ cần giảm điện áp, mất điện một vài giây là không đáp ứng đào tạo, chưa kể sẽ làm hỏng máy móc trang thiết bị vô cùng đắt tiền. Song, để làm chủ được các khâu sau thiết kế thì cần đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp và có sự hỗ trợ từ nhà nước.
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7. Đồ họa: NGUYỄN LUẬN. |
Tiền lương bình quân tại các doanh nghiệp năm 2023 tăng, ước đạt 8,5 triệu đồng/tháng Tiền lương bình quân tại các doanh nghiệp năm 2023 tăng 3% so với năm 2022, thưởng Tết năm 2024 tương đương mức thưởng Tết ... |