2 tháng đầu năm 2023, có 51.401 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

03/03/2023 10:48 Phát triển bền vững Thanh Anh
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong tháng 2/2023, cả nước có 7.605 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, có 3.802 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022; 2.636 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2022 và 1.167 doanh nghiệp đã giải thể, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 2/2023, đăng ký thành lập mới có 8.841 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 65.562 tỷ đồng, tăng 21,4% về số doanh nghiệp và giảm 23,1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, có 3.927 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, với kết quả ghi nhận trong tháng 2, tổng 2 tháng đầu năm 2023 có 51.401 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp giải thể là 3.205 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 07/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 2 tháng đầu năm 2023 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 2.317 doanh nghiệp (chiếm 72,3%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 2.745 doanh nghiệp (chiếm 85,6%, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022).

Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 9.424 doanh nghiệp, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 8.365 doanh nghiệp (chiếm 88,8%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022).

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 38.772 doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2023 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 18.969 doanh nghiệp (chiếm 48,9%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 34.995 doanh nghiệp (chiếm 90,3%, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2022).

Về lượng gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 37.862 doanh nghiệp, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn cao gấp 1,2 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 2 tháng đầu năm giai đoạn 2018-2022 (30.584 doanh nghiệp).

So sánh với cùng kỳ các năm trước có thể thấy, tình hình doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong tháng 02 và 2 tháng đầu năm 2023 dù vẫn có những tín hiệu khả quan nhưng lại sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này do những ảnh hưởng bởi lạm phát và tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị biến động phức tạp, thảm họa thiên nhiên trên thế giới đã tạo ra những tác động không nhỏ cho nền kinh tế nước ta nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Kinh tế trong nước gặp khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Một số nhóm ngành nghề có sự sụt giảm cả về số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký mới. Trong đó, đáng chú ý là các ngành: Kinh doanh bất động sản (giảm 62,4% về số doanh nghiệp gia nhập thị trường và giảm 68,9% về số vốn đăng ký); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 21,1% về số doanh nghiệp gia nhập thị trường và giảm 69,2% về số vốn đăng ký)... Đây là những lĩnh vực thường có các doanh nghiệp với quy mô vốn đăng ký lớn, có ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Các tin khác

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
AI nên được sử dụng như một lợi thế chiến lược của doanh nghiệp hơn là công cụ cắt giảm nhân sự

AI nên được sử dụng như một lợi thế chiến lược của doanh nghiệp hơn là công cụ cắt giảm nhân sự

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một phương thức cắt giảm chi phí lao động. Nếu không có chiến lược hợp lý, việc sa thải hàng loạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp trong dài hạn.
“Tác giả” là ai trong kỷ nguyên AI?

“Tác giả” là ai trong kỷ nguyên AI?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm mờ đi ranh giới giữa con người và máy móc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Khi một bức tranh được vẽ bởi AI, một bản nhạc được sáng tác chỉ bằng vài dòng lệnh, hoặc một bài thơ được tạo ra bởi chatbot, câu hỏi then chốt được đặt ra là: Ai là tác giả thực sự?
Sáng tạo AI – Tài sản công hay sản phẩm có bản quyền?

Sáng tạo AI – Tài sản công hay sản phẩm có bản quyền?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi cách con người sáng tạo nội dung, từ hình ảnh, video đến âm nhạc và văn bản. Chỉ cần vài dòng lệnh (prompt), AI có thể tạo ra những tác phẩm ấn tượng, thu hút hàng triệu lượt xem trên các nền tảng như TikTok, Facebook hay Instagram. Nhưng điều này cũng đặt ra một vấn đề pháp lý quan trọng: “Liệu các sản phẩm nghệ thuật do AI tạo ra có được bảo hộ quyền tác giả như các tác phẩm do con người sáng tạo hay không”?
Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Xem thêm
Phiên bản di động