Tăng mức trợ cấp thất nghiệp sẽ hạn chế rút BHXH một lần? |
Ảnh minh hoạ. |
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nhiều quy định siết việc chủ doanh nghiệp trốn, chậm đóng BHXH trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) vừa trình Chính phủ như tính lãi chậm nộp, hoãn xuất cảnh, bỏ tù…
Theo Bộ LĐ-TB&XH, thời gian qua tình trạng chậm, trốn đóng BHXH vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Việc này diễn ra thời gian dài dẫn đến khó có khả năng thu hồi, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ cho người lao động.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng BHXH khó có khả năng thu hồi có xu hướng tăng nhanh. Năm 2016 là 1.562 tỷ đồng thì năm 2020 đã tăng lên khoảng 2.600 tỷ đồng (chiếm 22% số tiền chậm đóng).
Do phần lớn doanh nghiệp phá sản, chấm dứt hoạt động thời gian qua khi thanh lý tài sản không hoặc thu hồi được rất ít so với các khoản chậm đóng. Từ đó đẩy thiệt thòi về phía người lao động khi họ không được ghi nhận đối với khoảng thời gian doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHTN.
Do đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất đưa vào dự luật quy định chủ doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ phải nộp thêm số tiền chậm đóng BHXH bằng 0,03%/ngày tính trên tổng số tiền chậm đóng (như lĩnh vực thuế); quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ sáu tháng trở lên; quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.
Đồng thời, kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự. Song song đó, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời, gây thiệt hại đến quyền lợi của người lao động.
Mới đây, BHXH Việt Nam gửi văn bản tới Thường trực Ủy ban Xã hội, trong đó nói rõ số tiền 0,03% là tiền lãi. Đồng thời đề xuất với cơ quan soạn thảo cần quy định các trường hợp phải tính tiền lãi không bao gồm doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh, không còn hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế; các doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, phá sản, không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng việc đưa ra các chế tài mới trong dự luật về hành vi trốn đóng BHXH giúp hạn chế thấp nhất tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đồng thời gia tăng thu Quỹ BHXH trong dài hạn. Từ đó, về lâu dài, người lao động được tham gia BHXH đầy đủ thì Nhà nước sẽ không phát sinh chi ngân sách cho người cao tuổi không có lương hưu.
Hơn 110.000 lao động tại TP.HCM rút BHXH 1 lần mỗi năm Theo thống kê của bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM giai đoạn 2020 - 2022, trung bình mỗi năm có hơn 110.000 lao động tại ... |