9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản

23/01/2024 10:08 Chất lượng cuộc sống Minh Nguyệt
Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định “có tính đổi mới” về trách nhiệm của Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả “người sử dụng đất” theo yêu cầu (có đơn đề nghị) hoặc cả trường hợp “người sử dụng đất” không có yêu cầu (không có đơn đề nghị).
Vẫn áp dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025
9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Ảnh minh hoạ,

Sáng ngày 18/1/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai để “thể chế hóa” Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã xây dựng thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận định về Luật Đất đai mới được thông qua, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (HoREA) nhấn mạnh: "Luật Đất đai 2024 góp phần đẩy mạnh nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả".

Cụ thể, theo ông Lê Hoàng Châu, Luật Đất đai 2024 có nhiều “điểm nhấn” nổi bật.

Thứ nhất, Hiệp hội rất hoan nghênh Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất” tại khoản 1 Điều 177 và các quy định về “tập trung đất nông nghiệp”, “tích tụ đất nông nghiệp” tại Điều 192, Điều 193 tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 phát triển 1 triệu héc-ta đất chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải ròng bằng 0 tại đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa, quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề, việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn để cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, nông dân ngày càng giàu có và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, sẽ tác động tích cực đến cả nền kinh tế và thị trường bất động sản trong quá trình đô thị hóa và phát triển các khu dân cư nông thôn, làm tăng nhu cầu tạo lập nhà ở của người dân nông thôn, nhất là các nông dân tỷ phú.

Thứ hai, Điều 138 Luật Đất đai 2024 tiếp tục quy định “cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật này, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 và Điều 140 của Luật này”.

Đặc biệt là tại khoản 9 Điều 138 Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định “có tính đổi mới” về trách nhiệm của Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả “người sử dụng đất” theo yêu cầu (có đơn đề nghị) hoặc cả trường hợp “người sử dụng đất” không có yêu cầu (không có đơn đề nghị) quy định. Cụ thể, điều 9 quy định: “Nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện theo quy định tại Điều này”.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định, đây là thay đổi rất lớn, rất căn bản trong công tác quản lý nhà nước, bởi lẽ Điều 101 Luật Đất đai 2013 tuy đã quy định “cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất”, nhưng do chưa quy định “Nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện theo quy định tại Điều này” nên khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất “tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, có nghĩa là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ thực hiện cấp Giấy chứng nhận khi người sử dụng đất có yêu cầu, có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nên có thể nói là “trước” Luật Đất đai 2024 thì Nhà nước chưa coi việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, dẫn đến thực tế là không có địa phương nào có thể hoàn thành được 100% công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng nhận đạt hơn 99% cho các thửa đất, nhưng vẫn còn một số trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận mặc dù đã sử dụng đất ổn định từ lâu đời hàng chục năm, trăm năm mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận.

Do vậy, khoản 9 Điều 138 Luật Đất đai 2024 vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của “người sử dụng đất”, vừa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước đối với “người sử dụng đất” và vừa nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với đất đai và với các trường hợp Nhà nước chủ động thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thì Hiệp hội đề nghị cho “nợ” tiền sử dụng đất “đối với diện tích vượt hạn mức công nhận đất ở” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2024.

Thứ ba, Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể 31 trường hợp Nhà nước “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” và tại khoản 32 Điều 79 còn quy định “32. Trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 31 của Điều này thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất của Điều này” đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dễ giám sát và khắc phục được tình trạng có một số trường hợp địa phương thu hồi đất tràn lan như đã xảy ra trước đây.

Đồng thời, Chương VII Luật Đất đai 2024 đã quy định chặt chẽ về công tác “bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người có đất bị thu hồi, trong đó Điều 91 đã xác định các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định nguyên tắc “khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi” và “việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất”.

9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Thứ tư, Luật Đất đai 2024 đã bỏ “khung giá đất” và quy định “bảng giá đất” tại Điều 159, theo đó “bảng giá đất” được xây dựng hằng năm và “bảng giá đất lần đầu” được công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026 và được điều chỉnh từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo sẽ giúp cho “bảng giá đất” tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương.

Đồng thời, khoản 5 Điều 158 và Điều 160 Luật Đất đai 2024 đã quy định 4 phương pháp định giá đất gồm “phương pháp so sánh”, “phương pháp thu nhập”, “phương pháp thặng dư”, “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” để xác định “giá đất cụ thể” và trong trường hợp cần thiết phải quy định “phương pháp định giá đất khác” chưa được quy định thì Chính phủ đề xuất và được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để đảm bảo vận hành thông suốt công tác định giá đất để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, Luật Đất đai 2024 đã bổ sung Chương VIII về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất” (Ghi chú: Luật Đất đai 2013 không có Chương này) quy định “nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất” yêu cầu “việc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, công khai, minh bạch, hợp lý, hiệu quả và theo quy định của pháp luật; bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tái định cư, an sinh xã hội, bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách theo quy định của Luật này” (Điều 112), mà nếu thực hiện được các nguyên tắc này thì Tổ chức phát triển quỹ đất của Nhà nước sẽ trở thành nhà cung cấp quỹ đất lớn nhất trên “thị trường sơ cấp đất đai” phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và thông qua việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất thì toàn bộ “địa tô chênh lệch” sẽ thu vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng, sẽ được sự ủng hộ, đồng thuận của người có đất bị thu hồi và xã hội.

Thứ sáu, Chương IX Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể việc “giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất” (Điều 125) đối với “đất sạch” do Nhà nước tạo lập, hoặc “giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất” (Điều 126) đối với “đất chưa giải phóng mặt bằng” đã bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Chương VIII về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất”.

Trong đó, Điều 126 đã quy định cơ chế thực hiện “đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư” đối với đất chưa giải phóng mặt bằng và quy định “nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu thầu hoặc thời hạn khác theo hợp đồng đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu đảm bảo được hài hòa lợi ích của 3 chủ thể có liên quan:

Một là, đảm bảo được lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi đất được bồi thường theo đúng giá thị trường, được bố trí tái định cư theo hướng ưu tiên được tái định cư tại chỗ, không còn xảy ra tình trạng nhà đầu tư được ai đó “chống lưng” để “mua rẻ” đất của dân.

Hai là, đảm bảo được lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư biết rõ chi phí và thời gian thực hiện hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng và được giao đất để thực hiện dự án, không còn xảy ra tình trạng “đầu nậu” núp bóng sau lưng “chủ đất” gây khó dễ cho nhà đầu tư.

Ba là, toàn bộ “địa tô chênh lệch” được thu vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng thì sẽ được sự ủng hộ, đồng thuận của người có đất bị thu hồi và xã hội. Hơn thế nữa, thực hiện được việc này sẽ xây dựng được môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh và sẽ làm tăng chỉ số “năng lực cạnh tranh quốc gia” của nước ta.

Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai 2024 chỉ cho phép nhà đầu tư được “thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở” hoặc “phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác” để thực hiện dự án nhà ở thương mại, nên cộng đồng doanh nghiệp bất động sản rất kỳ vọng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất là cấp tỉnh khẩn trương thực thi hiệu quả Điều 125 về thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất” và Điều 126 về thực hiện “đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư” trên thực tế để có đủ quỹ đất thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất” hoặc “đấu thầu dự án có sử dụng đất” để lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại và đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở thương mại của xã hội.

Thứ bảy, Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định rất thông thoáng việc “sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất” hoặc “đang có quyền sử dụng đất” đối với hầu hết các dự án phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại do điểm b khoản 1 Điều 127 quy định “b) Đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở” và khoản 6 Điều 127 quy định “Người đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác có đề xuất dự án đầu tư nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được sử dụng đất để thực hiện dự án”.

Do vậy, Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện sử dụng đất rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (không bao gồm dự án nhà ở thương mại) như phát triển các dự án khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, công viên, khu vui chơi giải trí…

Nhưng Hiệp hội nhận thấy, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai 2024 có thể dẫn đến hệ quả là trong khoảng 5-7 năm tới đây thì thị trường bất động sản nhà ở thương mại sẽ tiếp tục thiếu nguồn cung quỹ đất dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở thương mại do Tổ chức phát triển quỹ đất chưa thể tạo quỹ đất, “phát triển quỹ đất; bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” để thực hiện giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, nên vô hình chung với quy định “chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở” cùng với khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định “trường hợp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác” sẽ “làm lợi” cho các nhà đầu tư “đã có sẵn quỹ đất dự án nhà ở thương mại” đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là chủ đầu tư các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại quy mô lớn có cơ hội “chiếm lĩnh thị trường”.

Do vậy, Hiệp hội rất hoan nghênh Quốc hội cho phép trường hợp xét thấy cần thiết thì Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của Luật Đất đai.

Thứ tám, Điều 30 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có “quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất”, hoặc “trả tiền thuê đất hằng năm” hoặc “trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê” và điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Đất đai 2024 quy định về “quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất do Nhà nước cho thuê đất thu tiền hằng năm” cho phép “1. Tổ chức kinh tế, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm” có quyền “b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật” sẽ “khuyến khích” người sử dụng đất lựa chọn phương thức “Nhà nước cho thuê đất thu tiền hằng năm” phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW, do nhà đầu tư đã có quyền “thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng” để được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn.

Thứ chín, Quốc hội cho phép áp dụng ngay một số quy định của Luật Đất đai 2024 như các quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển để tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành “Nghị định quy định về giá đất” thực hiện Luật Đất đai 2024, thay vì ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất”.

9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS

Đây là vấn đề được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến đưa ra tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần III diễn ra ...

Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm

Nhiều chuyên gia đặc biệt quan tâm đến chế định chuyển từ thuê đất trả tiền một lần sang thuê đất trả tiền hàng năm ...

Chuyên gia góp ý kiến về sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch Chuyên gia góp ý kiến về sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch

Thực tế những năm gần đây, phân khúc bất động sản du lịch, nghĩ dưỡng đã bị chững lại. Thị trường gần như đóng băng, ...

Các tin khác

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Hơn 600 căn chung cư cho người thu nhập thấp đủ điều kiện bán tại Đà Nẵng

Hơn 600 căn chung cư cho người thu nhập thấp đủ điều kiện bán tại Đà Nẵng

Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Đà Nẵng, 633 căn hộ chung cư tại Chung cư cho người thu nhập thấp tại Khu dân cư An Trung 2, phường An Hải Nam, quận Sơn Trà đủ điều kiện bán theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Luật Nhà ở năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực, góp phần giải quyết bài toán nhà ở cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Bình, mục tiêu giai đoạn từ năm 2026 - 2030, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng 11.300 căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Bất động sản công nghiệp - động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng Đồng bằng Sông Hồng

Bất động sản công nghiệp - động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng Đồng bằng Sông Hồng

Bất động sản công nghiệp đang trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt tại vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng to lớn, khu vực này vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của công nghiệp hỗ trợ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Với bao nhiêu người trong chúng ta, sau một ngày làm việc vất vả, điều mong mỏi nhất là được trở về một nơi gọi là nhà. Một căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp hay một góc nhỏ trong căn nhà thuê đông đúc, chỉ là nơi ta ngả lưng. Sâu thẳm trong tim, ai cũng ấp ủ giấc mơ về một mái nhà của riêng mình, nơi ta thực sự thuộc về, nơi con cái có không gian vui chơi, vợ chồng an tâm vun đắp hạnh phúc….
Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tiếp tục leo thang, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Nhiều người buộc phải thuê nhà xa trung tâm, đối mặt với những thách thức về chất lượng sống.
Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng đầy hứa hẹn, mở ra những cơ hội hấp dẫn cho giới đầu tư. Nổi bật trong làn sóng này, Đông Anh vươn lên trở thành tâm điểm, hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025 với tiềm năng phát triển vượt trội và hàng loạt dự án đột phá.
Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Cư dân chung cư C2 Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc khi chủ đầu tư niêm phong các phòng kỹ thuật, chậm bàn giao 2 tầng hầm và thiếu minh bạch về quỹ bảo trì tòa nhà. Tranh chấp kéo dài khiến người dân lo ngại về quyền lợi chính đáng và vấn đề an toàn khi sinh sống tại đây.
Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Dù nhà ở xã hội được xem là một giải pháp giúp người lao động có thu nhập thấp và trung bình thực hiện giấc mơ an cư, nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Để cân bằng giữa việc hỗ trợ người mua và thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cần có những chính sách đồng bộ, cơ chế linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Lễ khởi công xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tham gia tài trợ 07 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn của địa phương để xây dựng trường.
Tăng thuế thuốc lá: Cần lộ trình và giải pháp bổ trợ doanh nghiệp

Tăng thuế thuốc lá: Cần lộ trình và giải pháp bổ trợ doanh nghiệp

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, với mức tăng dự kiến từ 2.000 - 5.000 đồng/bao, đang thu hút sự quan tâm của nhiều bên liên quan. Bên cạnh việc ủng hộ tăng thuế nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc và tăng thu ngân sách, giới chuyên gia cũng cảnh báo về những hệ lụy tiềm ẩn, đặc biệt là tình trạng buôn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi.
Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Ước mơ an cư lạc nghiệp luôn cháy bỏng trong mỗi người lao động, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, bài toán tài chính khi quyết định “gánh” trên vai một khoản vay lớn để mua nhà luôn là một thách thức không nhỏ đối với mỗi người. Vậy, làm thế nào để giấc mơ an cư không trở thành “ác mộng” nợ nần? Vay bao nhiêu là đủ và an toàn để không gánh nặng cuộc sống?
Xem thêm
Tuyển sinh thực tập sinh hộ lý Osaka Nhật Bản năm 2025

Tuyển sinh thực tập sinh hộ lý Osaka Nhật Bản năm 2025

Thực hiện Biên bản hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam về việc hợp tác đào tạo nghề điều dưỡng cho người tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý tại Osaka (Nhật Bản).
Thực tập sinh IM Japan: “Cơ hội vàng” không dành cho người thiếu chuẩn bị

Thực tập sinh IM Japan: “Cơ hội vàng” không dành cho người thiếu chuẩn bị

Trong khi nhu cầu đi lao động nước ngoài ngày càng tăng, chương trình thực tập kỹ thuật IM Japan đang được đánh giá là một trong những con đường chính quy, minh bạch và hiệu quả nhất dành cho thanh niên Việt Nam muốn vươn ra thị trường lao động quốc tế.
Thực tập nghề hộ lý tại Nhật Bản: Người lao động cần chuẩn bị gì để thành công?

Thực tập nghề hộ lý tại Nhật Bản: Người lao động cần chuẩn bị gì để thành công?

Trung tâm Lao động ngoài nước triển khai chương trình đưa 50 thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý sang Nhật Bản trong năm 2025.
Đi làm việc tại Hàn Quốc: Chuyên gia khuyến cáo người lao động cần chuẩn bị gì?

Đi làm việc tại Hàn Quốc: Chuyên gia khuyến cáo người lao động cần chuẩn bị gì?

Chương trình EPS tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc hợp pháp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp gốc như hàn và khuôn mẫu.
Chương trình đưa điều dưỡng viên sang Đức: Cơ hội và cảnh báo dành cho người lao động

Chương trình đưa điều dưỡng viên sang Đức: Cơ hội và cảnh báo dành cho người lao động

Trong bối cảnh thị trường lao động trong nước ngày càng cạnh tranh, nhiều lao động ngành điều dưỡng đang tìm kiếm những cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp ở nước ngoài.
Kao Siêu Lực: Từ tay trắng đến “vua bánh mì”

Kao Siêu Lực: Từ tay trắng đến “vua bánh mì”

Hơn 40 năm trước, giữa những con phố tấp nập của khu Quận 6 và Quận 11 (TP.HCM), một gia đình người Hoa chạy nạn từ Campuchia đặt chân đến mảnh đất này với hai bàn tay trắng.
Nguyễn Đăng Quang: Từ tiến sĩ vật lý đến “doanh nhân mì gói”

Nguyễn Đăng Quang: Từ tiến sĩ vật lý đến “doanh nhân mì gói”

Nguyễn Đăng Quang không chỉ xây dựng một “đế chế” Masan hùng mạnh mà còn góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của hàng triệu người Việt.
Trương Gia Bình: "Người Việt không biết cúi đầu"!

Trương Gia Bình: "Người Việt không biết cúi đầu"!

Trương Gia Bình không chỉ là một nhà lãnh đạo xuất sắc, mà còn là một biểu tượng của tinh thần tiên phong, không ngừng đổi mới và vượt qua nghịch cảnh.
Johnathan Hạnh Nguyễn: Tiên phong mở cửa “bầu trời” và thương mại xa xỉ

Johnathan Hạnh Nguyễn: Tiên phong mở cửa “bầu trời” và thương mại xa xỉ

Từ một người tiên phong "mở cửa bầu trời" Việt Nam, Johnathan Hạnh Nguyễn đã trở thành người đặt nền móng cho thị trường hàng hiệu, phát triển hệ thống bán lẻ sân bay...
Mai Hữu Tín: Người kiến tạo những "cú bắt tay" tỷ đô

Mai Hữu Tín: Người kiến tạo những "cú bắt tay" tỷ đô

Được ví là "ông trùm” M&A “mát tay”, doanh nhân Mai Hữu Tín đã ghi dấu ấn sâu đậm trong giới kinh doanh Việt Nam.
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: xây dựng một
Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đã “thổi luồng sinh khí” mới vào công cuộc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn lực nội sinh.
Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy

Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là tuyên ngôn chính trị, kinh tế, mà còn là lời hiệu triệu đánh thức sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.
Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu là kết tinh của tâm huyết, sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, mang đến sản phẩm an toàn, bổ dưỡng cho người tiêu dùng.
Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Doanh nhân Nguyễn Tiến Luyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là với sản phẩm bưởi OCOP tại xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Được công nhận là sản phẩm OCOP, bánh chưng Tranh Khúc không chỉ lưu giữ hương vị truyền thống mà còn khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì (Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với những làng nghề truyền thống mà còn khẳng định trên “bản đồ” nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm "thảo dược vàng".

AI

Nhà ở xã hội giá 25 triệu đồng/m2 có hợp lý không?

Nhà ở xã hội giá 25 triệu đồng/m2 có hợp lý không?

Chương trình AI - tài chính và địa ốc cùng chuyên gia AI Lily Phạm với khách mời là ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Tập đoàn G6 về chủ đề: Nhà ở xã hội giá 25 triệu đồng/m2 có hợp lý không?
Dưới 3 tỷ đồng - Xu hướng đầu tư dòng tiền

Dưới 3 tỷ đồng - Xu hướng đầu tư dòng tiền

AI và Tài chính - Địa ốc tuần này là cuộc trò chuyện giữa chuyên gia bất động sản AI Lily Phạm và ông Vũ Cương Quyết - TGĐ Đất Xanh Miền Bắc về chủ đề "Dưới 3 tỷ đồng - Xu hướng đầu tư dòng tiền"
Phú Quốc trước thềm APEC 2027: Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?

Phú Quốc trước thềm APEC 2027: Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?

Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia AI bất động sản Lily Phạm với ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Tập đoàn G6 về chủ đề "Phú Quốc trước thềm APEC 2027: Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?"
Xu hướng thị trường bất động sản 2025 và hiến kế giải pháp giải nhiệt thị trường

Xu hướng thị trường bất động sản 2025 và hiến kế giải pháp giải nhiệt thị trường

Cuộc trò chuyện giữa ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó CT Hội Môi giới BĐS VN - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và phân phối DTJ và chuyên gia AI LiLy Phạm về “Xu hướng BĐS 2025 và hiến kế giải pháp giải nhiệt thị trường”.
Kỳ vọng và tiềm năng tăng giá của đất Đan Phượng

Kỳ vọng và tiềm năng tăng giá của đất Đan Phượng

Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia AI Lily Phạm với ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Tổng Giám đốc sàn bất động sản Newstarland về vấn đề kỳ vọng và tiềm năng tăng giá của đất Đan Phượng - Hà Nội.
Phiên bản di động