Agribank đưa vốn rẻ chảy vào sản xuất

16/10/2023 19:02 Dự án bất động sản PV
Nhiều doanh nghiệp, hộ dân cho biết, dòng vốn rẻ từ Agribank đã giúp tiết giảm chi phí, mở rộng sản xuất tận dụng cơ hội thị trường.
Agribank đưa vốn rẻ chảy vào sản xuất
Agribank cho doanh nghiệp lúa gạo vay với lãi suất ưu đãi

Liên tục giảm lãi, ngân hàng tiếp sức kịp thời cho nông dân, doanh nghiệp

Ông Trần Phước Hưng, Giám đốc Công ty TNHH lương thực Phước Hưng ở tại Ấp Thới Thuận A, Thị Trấn Thới Lai, Huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ cho hay, từ đầu năm đến nay, công ty Phước Hưng đã được Agribank giảm 3%/năm lãi suất với khoản vay 37 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được ngân hàng hỗ trợ thủ tục hỗ trợ lãi suất 2% rất nhanh chóng khiến chi phí vay rẻ hơn rất nhiều so với cuối năm ngoái, đầu năm nay.

“Hiện chi phí tài chính chiếm khoảng 20-30% trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên ngân hàng liên tục giảm lãi vay đã giúp chúng tôi giảm bớt gánh nặng chi phí đầu vào, tận dụng được cơ hội thị trường”, ông Hưng cho biết. Giá gạo xuất khẩu năm nay tăng mạnh, thị trường thuận lợi, chi phí vốn rẻ hơn khiến Phước Hưng dự báo một năm doanh thu tăng trưởng khả quan.

Phó Tổng Giám đốc Agribank Phùng Thị Bình cho hay, trong 8 tháng đầu năm, Agribank đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 1,3-2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, 2-3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng; 3-4%/năm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản... Ngân hàng cũng triển khai 7 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn từ 2-3% so với lãi suất cho vay thông thường.

Ngoài ra, Agribank đã 2 lần giảm lãi suất trực tiếp đối với dư nợ cho vay trung hạn hiện hữu khoảng 425 nghìn tỷ đồng với tổng số tiền lãi đã giảm khoảng 640 tỷ đồng, dự kiến cuối năm tổng số tiền lãi giảm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng cũng tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính Phủ. Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất năm 2023 là 12.500 tỷ dồng, đến 31/8/2023, tổng số lãi suất hỗ trợ của chương trình đạt 71 tỷ đồng.

Mặc dù sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu khiến tín dụng của Agribank còn tăng chậm (đến 31/8/2023, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm) song tín dụng với nhiều ngành nông nghiệp của Agribank lại tăng mạnh. Đây cũng là lĩnh vực chủ lực của Agribank. Riêng tín dụng ngành lúa gạo và thủy sản tại Agribank tại ĐBSCL có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tính tới cuối tháng 8/2023, tín dụng lúa gạo của Agribank tại khu vực ĐBSCL tăng 9,7% và tín dụng thủy sản tăng 7,1%. Dư nợ của Agribank chiếm thị phần lớn nhất trong khu vực.

Trong các chương trình tín dụng ưu đãi, Agribank triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản với quy mô 3.000 tỷ đồng, lãi suất cho thấp hơn tối thiểu 1-2%/năm so với lãi xuất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. Đến nay, doanh số giải ngân đối với lĩnh vực thủy sản của Agribank đã đạt hơn 900 tỷ đồng của 693 khách hàng. Ngoài hỗ trợ lãi suất, Agribank cũng là một trong các ngân hàng tích cực nhất trong cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Nghị định 55 và Thông tư số 02/2023/TT-NHNN. Tính đến 31/8/2023, tổng dư nợ cơ cấu (gốc và lãi) theo Thông tư 02 là 30.237 tỷ đồng (gốc 28.005 tỷ đồng, lãi 2.232 tỷ đồng) với 3.502 khách hàng.

Tiếp tục đẩy vốn rẻ ra nền kinh tế

Tại Agribank, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong các năm qua luôn ở mức khoảng 65-70% tổng dư nợ cho vay. Vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Để đẩy mạnh tín dụng, hỗ trợ khách hàng các tháng cuối năm, bà Phùng Thị Bình cho hay, Agribank cam kết tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Tuy vậy, theo bà Bình, để có thể làm được điều đó, ngoài sự nỗ lực của Agribank cũng như hệ thống ngân hàng, còn cần thêm nhiều giải pháp khác.

Agribank đưa vốn rẻ chảy vào sản xuất
Agribank nỗ lực đẩy vốn ra nền kinh tế

Cụ thể, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành Ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các bộ, ngành địa phương nhằmgóp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; kích thích tổng cầu; đẩy mạnh việc cấp các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án đầu tư như hoàn thiện thủ tục pháp lý về đất đai, giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường... Đồng thời, tăng cường minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp để ngân hàng có cơ sở tiếp cận, thẩm định, cấp tín dụng đối với khách hàng, các dự án khả thi, đủ pháp lý.

Về phía các doanh nghiệp, cũng cần chủ động xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; tăng cường quản lý thanh khoản, dòng tiền, minh bạchtình hình tài chính, chủ động tiếp cận đề xuất để ngân hàng có cơ sở thẩm đinh, quyết định cho vay.

Với vai trò là một NHTM dẫn đầu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, giữ vai trò chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, Agribank đang tiếp tục kết nối cùng các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, chính quyền địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đưa dòng vốn rẻ chảy vào nền kinh tế.

Mới đây, Agribank cùng Vietcombank, BIDV, VietinBank tiếp tục giảm thêm lãi suất huy động, đây là cơ sở để giảm thêm lãi suất cho vay thời gian tới. Các chuyên gia phân tích VNDirect kỳ vọng, mặt bằng lãi suất giảm thêm sẽ giúp tăng trưởng tín dụng cải thiện trong các tháng tới. Tuy nhiên, lãi suất hiện nay không còn là vấn đề. Nguyên nhân chính dẫn đến tín dụng tăng trưởng chậm là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu trước bối cảnh thị trường khó khăn. Vì khi kinh tế khó khăn, thị trường thu hẹp, sức tiêu thụ hàng hóa giảm, doanh nghiệp không mở rộng sản xuất mà chỉ duy trì hoạt động cầm chừng. Cho nên dù mặt bằng lãi suất có giảm mạnh tín dụng cũng khó có thể tăng đột biến.

Trong bối cảnh lãi suất không phải là vấn đề cốt lõi, các chuyên gia cho rằng, cần phải triển khai đồng bộ các chính sách và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp. Cụ thể, các bộ, ngành địa phương cần có giải pháp tổng thể, trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, tăng cầu nội địa về hàng hoá, tiếp tục thúc đẩy phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Về phía NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, tỷ giá, an toàn hệ thống, tạo môi trường ổn định cho hoạt động của nền kinh tế.

Từ nay đến 30/6/2024, Agribank triển khai chương trình tín dụng quy mô 3.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Đối tượng vay vốn theo chương trình là pháp nhân, cá nhân có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực lâm sản (lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến, bảo quản lâm sản) và thủy sản (khai thác, nuôi trồng, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến, bảo quản thủy sản). Lãi suất ưu đãi của chương trình thấp hơn tối thiểu từ 1% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của Agribank trong từng thời kỳ. Ngoài ra, khách hàng tham gia chương trình được giảm phí dịch vụ với mức giảm tối đa đến 50% đối với các loại phí thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (phí phát hành L/C nhập khẩu, phí thông báo L/C xuất khẩu, phí ký hậu vận đơn đường biển, phí thanh toán L/C xuất khẩu…) và miễn, giảm một số loại phí dịch vụ khác.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa được Brand Finance- tổ chức tư vấn chiến lược và định ...

Agribank dành nguồn lực lớn thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Agribank dành nguồn lực lớn thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ...

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng ...

Các tin khác

Vinpearl khởi công "siêu" dự án Làng Vân, nâng tầm thương hiệu du lịch Đà Nẵng

Vinpearl khởi công "siêu" dự án Làng Vân, nâng tầm thương hiệu du lịch Đà Nẵng

Ngày 22/6, Công ty CP Vinpearl chính thức khởi công Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân ở Đà Nẵng. Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh, dự án sẽ mở ra cơ hội lớn về việc làm, nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực, thu hút du lịch, nâng tầm thương hiệu du lịch Đà Nẵng trên bản đồ quốc tế, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội thành phố.
Du khách ở The Maris lo sợ chất bẩn từ dự án của Tập đoàn Sungroup thải ra biển

Du khách ở The Maris lo sợ chất bẩn từ dự án của Tập đoàn Sungroup thải ra biển

Những ngày mưa lớn vừa qua, dòng nước bẩn từ dự án Blanca City 96ha của Tập đoàn Sungroup ồ ạt chảy ra biển khiến bãi tắm của dự án The Maris đen ngòm, dơ dáy.
Dòng nước đen "lạ" từ công trường xả thẳng ra biển

Dòng nước đen "lạ" từ công trường xả thẳng ra biển

Ngày 12/6, một đoạn video do người dân quay lại và đăng tải lên mạng xã hội cho thấy một dòng nước đen kịt, lợn cợn đang chảy mạnh từ một mương dẫn nước tại khu vực công trường dự án Khu đô thị đường 3 Tháng 2 (phường 10, TP Vũng Tàu) ra thẳng biển. Clip này nhanh chóng lan truyền và thu hút sự quan tâm lớn của dư luận với không ít ý kiến lo ngại.
Làm việc không hợp đồng thì xin xác nhận được mua nhà ở xã hội ở đâu?

Làm việc không hợp đồng thì xin xác nhận được mua nhà ở xã hội ở đâu?

Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, đối với đối tượng người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (không có hợp đồng lao động) kê khai trung thực thông tin theo Giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Sau đó liên hệ UBND cấp xã nơi người kê khai đăng ký thường trú/tạm trú để xác nhận.
Cấp xã chính thức được cấp sổ đỏ lần đầu cho dân từ 1/7

Cấp xã chính thức được cấp sổ đỏ lần đầu cho dân từ 1/7

Từ ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ chính thức được giao thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu cho người dân. Đây là nội dung trọng tâm trong Nghị định 151/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.
Vốn điều lệ 1 tỷ đồng, Mekolor lấy đâu ra 100 tỷ USD để muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam?

Vốn điều lệ 1 tỷ đồng, Mekolor lấy đâu ra 100 tỷ USD để muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam?

Công ty Mekolor có vốn điều lệ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, đăng ký với chỉ 4 lao động. Trong đó, ông Võ Xuân Trường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc góp đến 940 triệu đồng, tương đương 94% vốn.
Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành: Lối ra cho kẹt xe, bước đệm cho sân bay Long Thành

Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành: Lối ra cho kẹt xe, bước đệm cho sân bay Long Thành

Việc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phê duyệt chủ trương mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 16.386 tỉ đồng là một quyết định có tính chiến lược, không chỉ nhằm “giải cứu” một trong những tuyến đường trọng điểm đang ngày càng tắc nghẽn, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và phát huy hiệu quả vận hành của sân bay quốc tế Long Thành.
Khơi thông “huyết mạch” đường sắt quốc gia

Khơi thông “huyết mạch” đường sắt quốc gia

Bộ Xây dựng vừa thành lập Ban chỉ đạo triển khai các dự án đường sắt quốc gia, một quyết định đánh dấu bước chuyển lớn trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Khi doanh nghiệp Việt vào “trận đánh lớn”

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Khi doanh nghiệp Việt vào “trận đánh lớn”

Việc các tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam như Hòa Phát, Vingroup, Thaco, FPT, CMC đồng loạt bày tỏ mong muốn tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy năng lực và khát vọng kiến tạo quốc gia của khu vực tư nhân. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia, Chính phủ càng có thêm lựa chọn và người dân càng được hưởng lợi từ một cuộc cạnh tranh minh bạch, hiệu quả.
Bỏ giấy phép xây dựng: Niềm vui lớn về một giấc mơ an cư

Bỏ giấy phép xây dựng: Niềm vui lớn về một giấc mơ an cư

Quyết định của TP.HCM về việc sẽ bỏ giấy phép xây dựng ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng không chỉ là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn là tin vui thực sự đối với hàng triệu người lao động đã từng “mòn mỏi” xin cấp phép xây dựng.
Ra mắt hơn 200 căn hộ M Landmark Residences

Ra mắt hơn 200 căn hộ M Landmark Residences

Ngày 1/6, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Địa ốc Foodinco (đơn vị thành viên thuộc Alphanam Group) đã cho ra mắt thị trường hơn 200 căn hộ thuộc M Landmark Residences.
Truyền thông hiện đại trong phòng chống tác hại thuốc lá

Truyền thông hiện đại trong phòng chống tác hại thuốc lá

Chúng ta phải đa dạng hoá các nền tảng truyền thông, điều này phụ thuộc vào mỗi phóng viên và từng cơ quan báo chí. Đơn cử, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã mở ra nhiều cách thức làm truyền thông rất hay và hiệu quả khi sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại từ chuyển đổi số.
Đã hoàn thành 71.000 căn nhà ở xã hội trong 5 tháng

Đã hoàn thành 71.000 căn nhà ở xã hội trong 5 tháng

Theo Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm này cả nước đã hoàn thành 71.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) so với mục tiêu 100.000 căn trong năm nay, còn 30.000 căn đang thực hiện.
Báo động tình trạng rò rỉ thông tin đơn hàng khi mua sắm trực tuyến

Báo động tình trạng rò rỉ thông tin đơn hàng khi mua sắm trực tuyến

Hiện nay, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi là nguy cơ ngày càng gia tăng về việc lộ lọt thông tin cá nhân từ các đơn hàng. Thực tế này đang mở đường cho nhiều hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng cũng như uy tín của các doanh nghiệp chân chính.
Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá.
Bộ Xây dựng ban hành Công điện khẩn ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét

Bộ Xây dựng ban hành Công điện khẩn ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét

Ngày 29/5/2025, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và dự báo về nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét trên diện rộng, Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện khẩn yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, và cứu hộ, cứu nạn, không để bị động, bất ngờ.
Cho vay đặc biệt với lãi suất 0%: Cần tiêu chí rõ ràng và cơ chế kiểm soát chặt chẽ

Cho vay đặc biệt với lãi suất 0%: Cần tiêu chí rõ ràng và cơ chế kiểm soát chặt chẽ

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đối với quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về nguy cơ lạm dụng nếu thiếu tiêu chí cụ thể, trong khi Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh tính cấp thiết và các biện pháp kiểm soát hiện có.
Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã thông báo về việc mở bán nhà ở xã hội tại Khối nhà A, B thuộc dự án Chung cư cho người thu nhập thấp tại khu dân cư An Trung 2 với số lượng 633 căn.
Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Ngày 29/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, với 96,44% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực 5 năm, hứa hẹn gỡ bỏ rào cản, khơi thông nguồn lực, mang cơ hội nhà ở ổn định đến hàng triệu người lao động, cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước.
Chứng chỉ xanh và xu hướng “carbon-neutral”: “Kim chỉ nam” cho bất động sản Việt trong kỷ nguyên Net Zero

Chứng chỉ xanh và xu hướng “carbon-neutral”: “Kim chỉ nam” cho bất động sản Việt trong kỷ nguyên Net Zero

Trước cam kết Net Zero 2050 của Việt Nam, xu hướng “carbon-neutral” và các chứng chỉ xanh đang nổi lên như một hướng đi tất yếu cho ngành bất động sản. Đây không chỉ là giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút vốn và khẳng định giá trị bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động