Ba lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại vào Việt Nam
![]() |
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,93 tỷ USD. |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng năm 2023, cả nước có 1.627 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2022.
Xét theo lĩnh vực, trong 7 tháng qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,93 tỷ USD, chiếm hơn 67,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,61 tỷ USD, chiếm hơn 9,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 49,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Các ngành tài chính ngân hàng, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 1,53 tỷ USD, gấp gần 63,9 lần và gần 737,6 triệu USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 7 tháng đầu năm, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3,64 tỷ USD, chiếm hơn 22,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Tiếp đến là Hàn Quốc, tổng vốn FDI của quốc gia này tăng lên mức 2,34 tỷ USD, vượt qua cả Nhật Bản, Trung Quốc để trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ hai trong 7 tháng qua.
Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,33 tỷ USD, chiếm gần 14,4% tổng vốn đầu tư, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như: TP Hà Nội, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, TP Hải Phòng.
Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, giữa lúc dòng vốn đầu tư suy giảm do những khó khăn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quyết định rót vốn vào Việt Nam, trong đó có những dự án với quy mô lớn, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai.
Các tin khác

Chủ tịch Amcham Đà Nẵng: Thành phố là nơi rất đáng để đầu tư

Sau quý I báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, Novaland làm ăn ra sao trong quý II/2023?

Kim Oanh Group lên kế hoạch xây dựng 40.000 căn NOXH

Có khoảng 733.000 tỷ đồng trái phiếu đăng ký niêm yết trong 3 tháng tới

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới
