Sáng 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Đáng chú ý, đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang đề nghị Bộ trưởng cập nhật tiến độ cho phép thành lập các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tình hình hoạt động của các quỹ đã được cấp phép, và quan điểm của Bộ trưởng trong lĩnh vực này như thế nào?
Đại biểu chất vấn, trong bối cảnh trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ rủi ro thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn lớn thì liệu có nguy cơ vỡ quỹ gây mất mát toàn bộ tiền của người đầu tư hay không?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: CỔNG TTĐT QUỐC HỘI. |
Về vấn đề trên, Bộ trưởng cho biết, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 10 quỹ đang hoạt động. Hiện Bộ Tài chính đang nhận được một số bộ hồ sơ xin cấp quỹ hưu trí tự nguyện.
Bộ trưởng đồng tình quan điểm của đại biểu, cần xác định được mức độ rủi ro (thời gian 99 năm) nếu doanh nghiệp hoặc quỹ bị phá sản sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định: "Chúng ta cần quản lý từ sớm, từ xa, đặc biệt là quản lý rủi ro trong dài hạn. Bởi đối với thị trường này, thời gian tối đa 99 năm nên sẽ có rủi do khi doanh nghiệp và quỹ không bảo toàn được. Vì vậy, Bộ Tài chính rất thận trọng vấn đề này. Đối với 4 doanh nghiệp tham gia quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, có 2 doanh nghiệp có nhà nước tham gia liên doanh".
Theo Bộ trưởng, tham gia quỹ hưu trí này chủ yếu là cán bộ, người lao động trong hệ thống với số lượng trên 5.000 người, còn về phía cán bộ bên ngoài và nhân dân chưa nhiều. Vì vậy, với loại hình quỹ này một mặt khuyến khích, một mặt giám sát để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia quỹ hưu trí.
Một đại biểu khác đặt câu hỏi đến Bộ trưởng Hồ Đức Phớc về chất lượng đào tạo của đội ngũ tư vấn viên bán bảo hiểm. Cụ thể, theo đại biểu có nhiều ý kiến hiện nay cho rằng, nhiều tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm từ việc tư vấn không rõ ràng, đầy đủ. Cụ thể, xuất phát từ chất lượng đào tạo của đội ngũ tư vấn viên. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp về vấn đề này trong thời gian tới?
Về việc này, Bộ trưởng khẳng định, nguyên nhân chủ yếu người tư vấn không rõ ràng cho người dân. Tuy nhiên, trách nhiệm gián tiếp của Bộ Tài chính là cơ quan cấp phép và kiểm tra các công ty bảo hiểm, Bộ có tiến hành kiểm tra quy chế nội bộ, văn hóa ứng xử trong các công ty như thế nào. Nếu nhận khiếu nại, tố cáo của người dân, Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý cán bộ.
Đối với chương trình đào tạo, Bộ trưởng khẳng định quy trình này cũng luôn được đổi mới theo đúng quy định của pháp luật.
Cũng trong buổi chất vấn, Bộ trưởng cho biết, đã thanh tra được 10 công ty bảo hiểm và kế hoạch trong năm tới sẽ tiếp tục thanh tra 7 công ty bảo hiểm. Như vậy lần lượt sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm.
"Ngoài thanh tra theo kế hoạch để chấn chỉnh những sơ hở, những vi phạm, Bộ sẽ thanh tra đột xuất dựa trên đơn thư khiếu nại, tố cáo của người tham gia bảo hiểm…để chấn chỉnh, giải quyết quyền lợi cho những người tham gia bảo hiểm; kịp thời xử lý sai phạm để bảo đảm các công ty bảo hiểm khi hoạt động phải bình đẳng và tuân thủ pháp luật, thể hiện sự công bằng, minh bạch trên thị trường bảo hiểm", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện là gì, đối tượng tham gia là ai? Tại Điều 3 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định như sau: Chương trình hưu trí là tên viết tắt của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện. Đây là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung thu nhập cho người tham gia quỹ khi đến tuổi về hưu dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân, được đầu tư và tích lũy theo quy định của pháp luật. Quỹ hưu trí là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động. Tại Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định đối tượng tham gia đóng góp là: người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. |
Xem thêm: 5 trường hợp người lao động cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Trốn đóng bảo hiểm cho lao động có thể bị phạt tù đến 7 năm Theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo ... |
Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng 6 doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính năm 2024, trong đó 2 công ty bán chéo sản ... |
Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 (sửa đổi) quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện ... |