Cận Tết song sức rút tiền mặt qua ATM của người dân vẫn ít
Loạt doanh nghiệp ngành cấp nước chốt danh sách chia cổ tức tiền mặt, cao nhất 36% |
Ảnh minh hoạ. |
Báo cáo mới đây của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán điện tử liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ và thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân cũng ngày càng phổ biến hơn. Cùng với nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, số lượng giao dịch chuyển tiền/ thanh toán điện tử cũng có sự tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước đó.
Theo số liệu của NAPAS, trong tháng 1/2024, số lượng giao dịch chuyển tiền tăng 5% so với tháng 12/2023 và tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, giao dịch rút tiền mặt qua ATM trong tháng 1/2024 giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nhu cầu rút tiền mặt của người dân ngảy càng giảm, trong cả những giai đoạn cao điểm cận Tết Nguyên đán như hiện nay.
Cũng theo NAPAS, trong năm 2023, NAPAS tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống. Cụ thể, tổng số lượng giao dịch của hệ thống NAPAS tăng hơn 52% và tổng giá trị giao dịch tăng hơn 12% so với năm 2022.
Trong khi đó, giao dịch rút tiền mặt qua ATM tiếp tục ghi nhận giảm trong những năm gần đây. Trong năm 2023, giao dịch rút tiền trên ATM giảm 16,9% về số lượng giao dịch và giảm 19,5% về giá trị giao dịch.
Đến nay tỷ trọng giao dịch ATM chỉ chiếm 3,6% tổng giao dịch qua hệ thống NAPAS. Con số trên phản ánh rõ nét nhu cầu rút tiền mặt của người dân ngày càng giảm và được thay thế bởi các dịch vụ thanh toán tiện lợi hơn như chuyển tiền nhanh NAPAS 247, thanh toán quét mã QR, ví điện tử,...
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, điều này là kết quả của việc người dân/tổ chức hướng tới thanh toán không tiền mặt nhiều hơn so với tiền mặt như trước đây.
Lãi suất huy động liên tục đi xuống trong thời gian qua |
Ngày 2/2/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Công điện số 01/CĐ-NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong đó, Thống đốc yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm trường hợp phòng giao dịch, chi nhánh để ATM thiếu tiền, không hoạt động do lỗi chủ quan của ngân hàng;… Cùng đó, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tập trung tốt nhất nguồn lực để tổ chức vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, Hệ thống chuyển mạch giao dịch tài chính quốc gia và bù trừ điện tử, Hệ thống thanh toán của các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đảm bảo các hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết,... |
Bên cạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, thị trường ví điện tử Việt Nam cũng đang trong giai đoạn bùng nổ với số lượng người dùng tăng vọt. Theo số liệu thống kê năm 2023 của ví điện tử MoMo cho thấy: - MoMo chiếm 47% tổng số giao dịch trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo số liệu quý 3 năm 2023. - Khoảng hơn 90% các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đều có thể thanh toán bằng MoMo. - Năm 2023, thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia qua ví điện tử MoMo tăng 155% đối với các mảng đóng phí, lệ phí và tăng 315% đối với mảng nộp phạt giao thông so với năm 2022. - Khoảng 51,3% khách hàng từ 18 đến 27 tuổi chọn MoMo là phương thức thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và 45,8% khách hàng trong độ tuổi này sử dụng MoMo để thanh toán các dịch vụ công. |
Ba ngân hàng lớn chuẩn bị trả cổ tức, có nhà băng trả tiền mặt gần 8.000 tỷ đồng BIDV, VietinBank và VPBank là 3 ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức trong những tháng cuối năm 2023. |