Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: Sở hữu nhà chung cư có thời hạn
Sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Không đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân |
Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), với những thay đổi lớn trong chính sách nhà ở. Điểm đáng chú ý nhất trong đó có đề xuất thời hạn sở hữu chung cư.
Tại dự thảo luật lần này, Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất, tức sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Điều này khác với các dự thảo đưa ra trước đây khi Chính phủ nêu nhiều phương án. Dự kiến, ngày 17/3, Ủy ban Thương vụ Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp thứ 21.
Theo tờ trình, Chính phủ đã chỉ ra những bất cập, hạn chế cần sửa đổi Luật nhà ở, đó là quy định về sở hữu nhà ở, đặc biệt với nhà chung cư cũ không còn đủ an toàn buộc phải phá dỡ, cải tạo. Cụ thể, do pháp luật về nhà ở không quy định việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, nên chủ sở hữu cho rằng đây là quyền vĩnh viễn. Vì vậy, họ không di dời, gây khó khăn cho cải tạo, xây mới khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.
Chính phủ thông tin, luật hiện hành về đất đai không quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài được nhận chuyển nhượng, sở hữu nhà ở. Trong khi đó, pháp luật nhà ở, kinh doanh bất động sản lại quy định cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
![]() |
Điều này gây khó khăn trong nhận quyền sở hữu với nhà ở cho đối tượng là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Từ đó, dự án Luật nhà ở (sửa đổi) được xây dựng nhằm hoàn thiện quy định, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong chính sách. Tờ trình dự thảo mới vì thế bổ sung, sửa đổi thêm nhiều quy định.
Cũng theo tờ trình của Chính phủ, bổ sung quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư, việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư là cần thiết. Chủ sở hữu sẽ phải chấm dứt quyền sở hữu khi nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ. Tuy nhiên, họ được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải nộp kinh phí xây dựng khu mới.
Theo đó, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế, được ghi rõ trong văn bản thẩm định.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó các chuyên gia bày tỏ không đồng tình với quy định này. Nổi bật là ý kiến của ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA. Ông nhận định nguyện vọng của đa số người dân mua căn hộ nhà chung cư gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài muốn được sở hữu nhà chung cư không xác định thời hạn.
![]() |
Các tin khác

Bất động sản dưỡng lão có dư địa phát triển lớn nhưng cung không đủ cầu

Sở hữu nhà chung cư là vấn đề nhạy cảm, phải bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp

Người thuê nhà dưới 15m2 có thể không được đăng ký thường trú ở Hà Nội

Thuế chuyển nhượng bất động sản tính thế nào theo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi?

Nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội

Hệ số K để bồi thường đất ở tại TP.HCM cao nhất là 25 lần so với bảng giá đất

Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: Sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hà Nội sắp đấu giá hàng loạt khu đất trong tháng 3/2023

Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ: Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản

Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm

Cần quan tâm dự án bất động sản trung và cao cấp sắp hoàn thành thiếu vốn bị tắc nghẽn

Thảo luận vấn đề "nóng" ngành bất động sản tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III

Giá nhà ở xã hội phải phù hợp với thu nhập của người dân

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS

TS. Cấn Văn Lực: Năm 2022 là năm "họa vô đơn chí" với thị trường bất động sản

Hưng Yên “san sẻ” gánh nặng nguồn cầu nhà ở cho Hà Nội

Hà Nội dự kiến thu hồi 106 ha đất siêu dự án xây thành phố thông minh 4,2 tỷ USD
