Nhà chung cư là tài sản cả đời của người dân, đề xuất không quy định thời hạn sở hữu
Hà Nội sẽ mua lại một số căn hộ thương mại phục vụ xây lại chung cư cũ |
Trong Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề xuất hai phương án:
Phương án 1: Bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư, theo đó, quy định cụ thể về căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sau khi nhà chung cư bị phá dỡ.
Phương án 2: Giữ nguyên như quy định hiện hành, người mua nhà chung cư được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài.
Đa số các thành viên Chính phủ, trong đó có Bộ Xây dựng thống nhất với phương án bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư như nêu trong dự thảo.
Tại Hội nghị phản biện dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chiều 7/3, nhiều đại biểu nêu băn khoăn việc bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư.
GS.TS Trần Ngọc Đường dẫn lại lý do bổ sung quy định này là vì trong thời gian qua, việc phá dỡ, cải tạo xây dựng lại nhà ở chung cư tại các địa phương, nhất là Hà Nội và TP.HCM vẫn còn rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Do pháp luật về nhà ở không có quy định về chấm dứt quyền sở hữu chung cư nên chủ sở hữu đều cho rằng quyền sở hữu nhà chung cư là vĩnh viễn và không thực hiện việc di dời để phá dỡ nhà chung cư.
Tuy nhiên, ông Đường khẳng định, dựa trên thực trạng này để chấm dứt quyền sở hữu hợp pháp nhà chung cư là không xác đáng và thiếu cơ sở thực tiễn. Ông nhận định, không thể đánh đồng những nhà chung cư đã xuống cấp, hết hạn hiện nay với những nhà chung cư hình thành quyền sở hữu từ quyền mua, bán hợp pháp theo giá thị trường.
Ngoài ra, ông Đường cho rằng nhà chung cư (thời trước đây) chủ đầu tư là nhà nước, không gắn với trách nhiệm của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Còn nhà chung cư ngày nay gắn với trách nhiệm của nhà đầu tư là một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, những quy định của Khoản 3 Điều 25 không thấy trách nhiệm của nhà đầu tư đâu cả.
GS Trần Ngọc Đường đề nghị, việc xử lý nhà chung cư bị phá dỡ nếu xảy ra cần phải xem xét và giải quyết một cách toàn diện, hài hòa giữa nhà nước (bảo vệ quyền sở hữu cho người dân), chủ đầu tư và chủ sở hữu nhà chung cư.
Bày tỏ ý kiến trong tham luận gửi đến hội nghị, ông Đỗ Duy Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật đề nghị không nên có quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Điều quan trọng là cần rà soát tất cả các dự thảo chính sách về quyền sở hữu nhà chung cư cho đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, minh bạch.
Theo ông, các quy định phải bảo đảm các quy định không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật hiện hành; bảo đảm tính khoa học, khả thi, phù hợp với thực tiễn, đánh giá đầy đủ tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, xã hội của các chính sách, nhất là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Ảnh minh họa. |
Ông cũng đề xuất, ttrường hợp nhà chung cư bị tháo dỡ hoặc hủy bỏ cần quy định chính sách đóng góp kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư; chính sách tái định cư.
Về vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Nhà chung cư là tài sản cả đời của người dân. Phải quy định cụ thể bảo vệ người mua, người tiêu dùng, để bớt đi những khiếu nại, khiếu kiện đông người.
Ông Chiến nêu quan điểm và kiến nghị cần nghiên cứu chế tài hoặc thiết kế chế tài ở luật để bảo vệ người dân để tránh những trường hợp chủ đầu tư sai phạm nhưng người mua nhà không mua được nhà, đất không lấy được, tiền không được trả lại.
HoREA đề xuất một số vấn đề tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) liên quan tới chung cư Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường văn bản ... |