Chốt giá bán điện tạm với 40 dự án năng lượng tái tạo, mức cao nhất 908 đồng/kWh
Duyệt giá tạm tính cho 20 dự án điện gió chuyển tiếp |
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Công ty Mua bán điện (EVNEPTC - trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện với 40/40 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo đề xuất giá tạm bằng 50% khung giá trần.
Đồng thời, EVN có văn bản trình Bộ Công Thương xem xét, thông qua đối với 40 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề xuất giá tạm. Theo cơ quan quản lý, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.
Theo Quyết định 21 của Bộ Công thương về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, giá trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,9 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi 1.508,27 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền 1.587,12 đồng/kWh và nhà máy điện gió trên biển 1.815,95 đồng/kWh.
Với đề xuất giá tạm 50% khung giá trần, mức giá mua điện cho 40 dự án trên ước khoảng 754 - 908 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng).
Bộ Công thương đã phê duyệt giá tạm tính cho 19 dự án, tổng công suất 1.347 MW. Như vậy, còn 21 dự án đang chờ Bộ Công thương phê duyệt giá tạm và ký hợp đồng mua bán điện.
Đến nay vẫn còn 32/85 dự án, với tổng công suất 1.576,05MW chưa gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3/2023, nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, EVNEPTC đã có các văn bản gửi các chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã nhiều lần tổ chức hội nghị với Chủ đầu tư các dự án để trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện... Các quy trình, thủ tục theo quy định cũng đã được EVN ban hành công khai, minh bạch và gửi đến các chủ đầu tư.
![]() |
Các tin khác

FECON và các công ty con nợ bảo hiểm người lao động

42 doanh nghiệp trong danh sách bị kiểm tra thuế năm 2023

Anh ngữ APAX, LILAMA 3, FLC và loạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm người lao động

Tập đoàn Xuân Thiện làm ăn ra sao 6 tháng đầu năm 2023?

BHXH Quảng Nam: Đến hết 31/7/2023, Công ty Mai Đoàn còn chậm đóng hơn 2,6 tỷ là đúng

Khánh thành trường THPT Nguyễn Trung Trực – Bến Lức do VPBank tài trợ tại Long An

Bộ Tài chính đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN

Hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Chủ khách sạn TUI BLUE Nam Hội An nợ bảo hiểm người lao động hơn 2,6 tỷ đồng

Đề nghị không cho doanh nghiệp nợ bảo hiểm đấu thầu công

3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt hành chính 200 triệu đồng

Gây ô nhiễm môi trường, Công ty Green Foods bị phạt hơn 700 triệu đồng

Royal Capital Group và Vinacapital Hội An nợ bảo hiểm hàng trăm người lao động

CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) nợ thuế hơn 750 tỷ đồng

Điểm mặt 150 doanh nghiệp chậm đóng gần 11 tỷ đồng BHXH tính đến hết tháng 7/2023

Doanh nghiệp của Shark Thủy đứng đầu danh sách nợ Bảo hiểm xã hội

Cảng Đà Nẵng nợ người lao động, phúc lợi và kinh phí công đoàn hơn 81 tỷ đồng

Những doanh nghiệp nào nợ bảo hiểm xã hội nhiều nhất tại Hà Nội?

Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý người để thiếu điện
