Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. |
Cụ thể, phiên tại tiếp xúc cử tri tại quận Đồ Sơn (Hải Phòng) trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đến nay, Chính phủ đã chuẩn bị được khoảng 500.000 tỷ đồng để cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 sẽ xem xét quyết định lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương năm 2018.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, từ nay đến thời điểm dự kiến thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương vào 1/7/2024, các cơ quan đang tập trung hoàn thiện dự thảo chính sách, hệ thống thang bảng lương
Chủ tịch còn nhấn mạnh tinh thần cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Dự kiến, sau năm 2024, mỗi năm, mức lương sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.
Từ nay đến thời điểm dự kiến thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương vào ngày 1/7/2024, các cơ quan hữu quan đang tập trung để hoàn thiện dự thảo chính sách, hệ thống thang bảng lương…
Trước đó, Nghị quyết 27 Trung ương đặt mục tiêu cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp từ 1/7/2021. Tuy nhiên hai năm qua, do nhiều tác động bất lợi, đặc biệt là đại dịch Covid-19, lộ trình cải cách đồng bộ chính sách tiền lương đến nay chưa được thực hiện.
Trong lúc chờ đợi, Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023 để góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.