Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu có thành hiện thực?

22/02/2024 11:30 Bất động sản Minh Nguyệt
Việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua đã đạt được kết quả quan trọng, nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội.
Quy định mới về nhà ở xã hội: Bỏ quy định về điều kiện cư trú khi mua
Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu có thành hiện thực?

Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024.

Những điểm sáng

Tại Hội nghị triển khai Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội tổ chức ngày 22/2 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã báo cáo việc triển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Về việc quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.249 khu đất với quy mô 8.390 ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.031ha.

Theo đó, một số địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như: Đồng Nai 1.063ha, TP Hồ Chí Minh 608 ha, Long An 577ha, Hải Phòng 471ha, Hà Nội 412ha.

Tuy nhiên còn một số địa phương chưa quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội như: Ninh Bình, Lai Châu, Nghệ An, Ninh Thuận, Đồng Tháp.

Về kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn, trong đó: Số lượng dự án hoàn thành: 71 dự án với quy mô 37.868 căn, số lượng dự án đã khởi công xây dựng: 127 dự án với quy mô 107.896 căn, số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: 301 dự án với quy mô 265.486 căn.

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua đã đạt được kết quả quan trọng, nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội như (tỉnh Bắc Ninh 15 dự án, 6.000 căn; Bắc Giang 05 dự án, 12.475 căn; Hải Phòng 07 dự án, 11.678 căn; Bình Dương 07 dự án, 6.557 căn; Đồng Nai 08 dự án, 9.074 căn; Bình dương 07 dự án, 6.557 căn; Thanh Hóa 09 dự án, 4.948 căn...).

Tuy nhiên một số địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế so với mục tiêu của Đề án đến năm 2025 (Hà Nội 03 dự án, 1.700 căn đáp ứng 9%; TP.Hồ Chí Minh 07 dự án, 4.996 căn đáp ứng 19%; Đà Nẵng 05 dự án, 2.750 căn đáp ứng 43%;...), hoặc một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay (Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Long An, Quảng Ngãi,...)

Về thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đối với nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp: Bộ Xây dựng đã 03 lần công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng với số lượng 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện, với quy mô: 20.188 căn hộ, tổng mức đầu tư 19.014 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn theo đề xuất của các địa phương khoảng 7.516 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước hiện nay có 01 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.

Đối với việc giải ngân nguồn vốn 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cho khách hàng cá nhân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, nhà ở của hộ gia đình: Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay dư nợ đạt 10.272 tỷ đồng với 26.268 khách hàng.

Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, theo báo cáo, hiện nay đã có đã có 28 địa phương công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 06 dự án nhà ở xã hội tại 05 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.

Hạn chế, nguyên nhân khi thực hiện Đề án

Tại Hội nghị, Bộ Xây dựng cũng đánh giá một số hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện Đề án.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời trong giai đoạn đầu của Đề án. Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;... Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2025 mới có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; chưa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra; một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp, có nhu cầu về nhà ở xã hội cao tuy nhiên địa phương đăng ký nhà ở xã hội hành thành trong năm 2024 thấp như: Hà Nội 1.181 căn, TP. Hồ Chí Minh 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn...

Một số địa phương có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua nhưng chưa quan tâm trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án để triển khai đầu tư xây dựng; một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công nhưng các doanh nghiệp không triển khai thi công hoặc thi công chậm tiến độ;

Việc cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế;

Thứ ba, nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển dự án nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ chưa được giải ngân hiệu quả do: nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội chưa đảm bảo tiêu chí, điều kiện được vay theo pháp luật về tín dụng; một số địa phương chưa công bố danh mục nhà ở xã hội đủ điều kiện vay; thời gian vay ngắn hạn (Nghị quyết số 11/NQ-CP chỉ hỗ trợ trong thời gian 02 năm từ 2022 – 2023) chưa thu hút được các nhà đầu tư vay vốn.

Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu có thành hiện thực?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, chúng ta đều mong muốn, kỳ vọng vào một kết quả tích cực trong việc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội” trong thời gian tới, nhất là qua những dấu mốc đạt được vừa qua. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai Đề án vẫn còn rất nhiều khó khăn, còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần phải tập trung và quyết liệt giải quyết trong thời gian tới.

Cụ thể là:

(1) Còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại Đề án, trong đó, có một số địa phương đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội được khởi công mới.

(2) Việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

(3) Vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, tín dụng, chính sách ưu đãi…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thông tin, trong năm 2024, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; năm 2024 nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ. Đây cũng là yêu cầu và mục tiêu rất cao, đòi hỏi các Bộ ngành và địa phương bám sát và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ Đề án đã đề ra, đặc biệt là rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính… cho các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, cần rà soát lại việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy việc tiếp cận, giải ngân gói tín dụng này.

Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu có thành hiện thực?
Những lưu ý quan trọng cho người lao động khi quyết định mua nhà ở xã hội Những lưu ý quan trọng cho người lao động khi quyết định mua nhà ở xã hội

Trước khi quyết định mua nhà ở xã hội (NƠXH), người lao động cần biết rằng người mua NƠXH không được phép thế chấp (trừ ...

Chân dung Công ty Thủ đô đầu tư hàng nghìn nhà ở xã hội hướng đến công nhân, lao động Chân dung Công ty Thủ đô đầu tư hàng nghìn nhà ở xã hội hướng đến công nhân, lao động

Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình do 3 cổ đông sáng lập, trong đó Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ ...

Bình Định chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án nhà ở xã hội Ecohome Nhơn Bình gần 1.500 căn Bình Định chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án nhà ở xã hội Ecohome Nhơn Bình gần 1.500 căn

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo tháo gỡ đối với vướng mắc liên quan đến việc xác định điều kiện không phải ...

Các tin khác

Cơ hội đầu tư và tiềm năng tăng trưởng bền vững của Vinhomes Wonder City - đại đô thị phía Tây Hà Nội

Cơ hội đầu tư và tiềm năng tăng trưởng bền vững của Vinhomes Wonder City - đại đô thị phía Tây Hà Nội

Sở hữu vị trí chiến lược tại Đan Phượng, Vinhomes Wonder City được kỳ vọng trở thành tâm điểm mới của bất động sản phía Tây Hà Nội. Với quy hoạch bài bản, hệ thống tiện ích đẳng cấp và thiết kế linh hoạt, dự án không chỉ mang đến không gian sống lý tưởng mà còn mở ra cơ hội gia tăng giá trị bền vững cho nhà đầu tư.
Giải mã lý do Eurowindow Twin Parks “lọt mắt xanh” nhà đầu tư

Giải mã lý do Eurowindow Twin Parks “lọt mắt xanh” nhà đầu tư

Sở hữu vị trí chiến lược ở lõi trung tâm Gia Lâm, Eurowindow Twin Parks được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả quá trình “quận hóa” khi hạ tầng giao thông được đầu tư kết nối đồng bộ và hạ tầng xã hội đầy đủ tiện ích, trong khi mức giá bất động sản đang ở mức hấp dẫn so với mặt bằng thị trường.
Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tiếp tục leo thang, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Nhiều người buộc phải thuê nhà xa trung tâm, đối mặt với những thách thức về chất lượng sống.
Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng đầy hứa hẹn, mở ra những cơ hội hấp dẫn cho giới đầu tư. Nổi bật trong làn sóng này, Đông Anh vươn lên trở thành tâm điểm, hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025 với tiềm năng phát triển vượt trội và hàng loạt dự án đột phá.
Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Cư dân chung cư C2 Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc khi chủ đầu tư niêm phong các phòng kỹ thuật, chậm bàn giao 2 tầng hầm và thiếu minh bạch về quỹ bảo trì tòa nhà. Tranh chấp kéo dài khiến người dân lo ngại về quyền lợi chính đáng và vấn đề an toàn khi sinh sống tại đây.
Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Dù nhà ở xã hội được xem là một giải pháp giúp người lao động có thu nhập thấp và trung bình thực hiện giấc mơ an cư, nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Để cân bằng giữa việc hỗ trợ người mua và thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cần có những chính sách đồng bộ, cơ chế linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Ước mơ an cư lạc nghiệp luôn cháy bỏng trong mỗi người lao động, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, bài toán tài chính khi quyết định “gánh” trên vai một khoản vay lớn để mua nhà luôn là một thách thức không nhỏ đối với mỗi người. Vậy, làm thế nào để giấc mơ an cư không trở thành “ác mộng” nợ nần? Vay bao nhiêu là đủ và an toàn để không gánh nặng cuộc sống?
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Một thập kỷ kết nối, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Một thập kỷ kết nối, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa kỷ niệm 10 năm thành lập, đánh dấu một thập kỷ nỗ lực không ngừng trong việc kiến tạo một môi trường kinh doanh bất động sản công bằng, minh bạch và cạnh tranh.
Bán nhà ở xã hội giá từ 540 triệu đồng/căn ở nơi đông công nhân nhất Đà Nẵng

Bán nhà ở xã hội giá từ 540 triệu đồng/căn ở nơi đông công nhân nhất Đà Nẵng

Trong bối cảnh giá bất động sản đô thị tiếp tục xu hướng tăng, việc tìm kiếm nhà ở phù hợp với khả năng tài chính là một thách thức đối với nhiều người, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp. Tại Đà Nẵng, dự án nhà ở xã hội Bàu Tràm Lakeside tại quận Liên Chiểu được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết phần nào nhu cầu này cho lực lượng công nhân đông đảo trong khu vực. Dự án sắp mở bán 250 căn hộ với mức giá phù hợp, hứa hẹn mang đến cơ hội an cư thiết thực cho người lao động.
Bất động sản Haaland - Đối tác uy tín trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội

Bất động sản Haaland - Đối tác uy tín trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường bất động sản không ngừng biến động, việc tìm kiếm một đối tác uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo các giao dịch an toàn, minh bạch trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland ra đời với sứ mệnh trở thành cái tên hàng đầu trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội, mang đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Bất động sản bền vững - "Chìa khóa" tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Bất động sản bền vững - "Chìa khóa" tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong kỷ nguyên mới. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng hai con số, việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
"Kỷ nguyên mới" của thị trường bất động sản: Thích ứng để bứt phá, phát triển bền vững

"Kỷ nguyên mới" của thị trường bất động sản: Thích ứng để bứt phá, phát triển bền vững

Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhau phân tích thực trạng, xu hướng thị trường trong "kỷ nguyên mới". Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đối diện nhiều cơ hội tăng trưởng, song vẫn còn không ít thách thức về pháp lý, vốn và biến động kinh tế vĩ mô đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt để phát triển bền vững.
Có bao nhiêu tiền tích lũy thì suy nghĩ đến việc mua nhà?

Có bao nhiêu tiền tích lũy thì suy nghĩ đến việc mua nhà?

Mua nhà là một trong những quyết định lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là đối với người trẻ. Với tình hình giá bất động sản tăng cao và lãi suất không ngừng thay đổi, câu hỏi đặt ra là: khi nào là thời điểm thích hợp để mua nhà? Có bao nhiêu tiền tích lũy thì có thể mua? Và vay bao nhiêu là hợp lý?
Xu hướng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét

Xu hướng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét

Đây là nhận định của các chuyên gia Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS). Theo đó, thời gian gần đây, giá bất động sản tại khu vực trung tâm tăng mạnh, hiện chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, nhu cầu tích lũy tài sản trong dài hạn. Trong khi giá bất động sản tại một số khu vực có quy hoạch tốt, hạ tầng phát triển có biên độ tăng giá lớn trong tương lai.
Masterise Homes ra mắt SOLA - Đảo Ánh Dương - bán đảo villa vườn giữa tâm điểm kết nối trung tâm Sài Gòn

Masterise Homes ra mắt SOLA - Đảo Ánh Dương - bán đảo villa vườn giữa tâm điểm kết nối trung tâm Sài Gòn

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án SOLA - Đảo Ánh Dương - phân khu bán đảo villa vườn duy nhất tại trung tâm mới The Global City - khu đô thị biểu tượng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi Foster+Partners.
Sắp diễn ra Diễn đàn “Thị trường bất động sản vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Sắp diễn ra Diễn đàn “Thị trường bất động sản vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Ngày 19/2 sẽ diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V, bàn về động lực và triển vọng vươn mình của thị trường bất động sản trong kỷ nguyên mới. Sự kiện còn vinh danh các thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2024-2025, ghi nhận những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển của ngành.
Trước và sau Tết Ất Tỵ, nhà đầu tư bất động sản đổ về đâu, tập trung phân khúc nào?

Trước và sau Tết Ất Tỵ, nhà đầu tư bất động sản đổ về đâu, tập trung phân khúc nào?

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn, sau Tết Nguyên đán, tại Hà Nội nhu cầu tìm kiếm của người mua tập trung vào chung cư về phía Tây ở các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông; đất nền khu vực ngoại ô (quận Long Biên, Hoài Đức, Hà Đông,…); và nhà riêng ở các quận đông dân gồm Đống Đa, Hoàng Mai, Long Biên. Trong khi đó, tại TP. HCM, phần lớn lượng quan tâm đất nền tập trung ở Quận 9. Người có nhu cầu mua chung cư chủ yếu tìm kiếm căn hộ ở Quận 2, Quận 7. Còn đối với nhà riêng, Bình Thạnh, Gò Vấp là các quận thu hút mức độ quan tâm nhiều hơn cả.
Thu nhập bao nhiêu để mua được nhà tại từng quận ở Hà Nội?

Thu nhập bao nhiêu để mua được nhà tại từng quận ở Hà Nội?

Giá nhà tăng “chóng mặt” trong khi thu nhập cải thiện không tương ứng khiến khả năng chi trả nhà ở tại Hà Nội liên tục sụt giảm trong vài năm qua. Người có thu nhập ở mức trung bình ngày càng khó sở hữu một căn nhà tại Thủ đô.
Đà Nẵng sắp có chung cư hơn 1.100 tỷ đồng ở Liên Chiểu, do BNC Land đầu tư

Đà Nẵng sắp có chung cư hơn 1.100 tỷ đồng ở Liên Chiểu, do BNC Land đầu tư

Khu căn hộ cao cấp Đà Nẵng (Grand Marina Da Nang) do Công ty Cổ phần BNC Land làm chủ đầu tư tại Lô 3, 4, khu A2-1, thuộc khu dân cư Hòa Hiệp 2, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Vốn đầu tư của dự án hơn 1.113 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động