LĐLĐ Lâm Đồng: Đem niềm vui có nhà để ở, có nước sạch để dùng đến với đoàn viên, NLĐ |
Tại buổi bọp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2/2023 do Ủy ban thành phố Hà Nội tổ chức vào ngày 9/3, ông Nguyễn Xuân Sáng, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội đã thông tin về lộ trình tăng giá nước sạch và mức giá dự kiến.
Theo đó, sau nhiều năm không tăng giá, hiện giá nước sạch sinh hoạt được cho là không còn phù hợp. Liên ngành thành phố Hà Nội đang xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sau 7 năm không tăng. Ông Sáng cho biết, hiện chi phí cấu thành giá nước sạch như tiền lương, nhân công... tăng dẫn đến phải điều chỉnh giá nước sạch. Việc này vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, vừa khuyến khích các chủ thể sử dụng nước tiết kiệm. Đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, chống thất thoát, thu hút việc đầu tư vào sản xuất, phân phối nước sạch...
Căn cứ vào các quy định cụ thể về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước tại thông tư của Bộ Tài chính, Sở Tài chính đã chủ trì xây dựng điều chỉnh giá nước, trước mắt lộ trình là trong 2 năm, (2023-2024), áp dụng cho hộ gia đình, đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp.
Mức giá sẽ áp dụng cho các đối tượng khách hàng cụ thể, như hộ gia đình, đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp. Trong đó, phương án giá dự kiến 1 hộ gia đình tiêu thụ thực tế đến 10m3 trong 1 tháng sẽ tăng 15.270 đồng/tháng. Đối với các nhóm khách hàng khác có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì mức giá tăng khoảng 20%. Mức tăng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của các doanh nghiệp, các đơn vị.
Sở cũng đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch đối với các đối tượng sử dụng tại dự thảo phương án giá trình Ủy ban thành phố… theo tính toán của liên ngành, với phương án giá dự kiến, CPI sẽ tăng khoảng 0,17%, không có tác động lớn đến giá của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội thông tin thêm, tại dự thảo phương án trình UBND TP, Sở Tài chính đã đánh giá tác động của việc điều chỉnh, theo đó việc điều chỉnh giá xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong sản xuất tiêu thụ nước sạch, phù hợp với chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và chủ trương xã hội hóa nước sạch.
Về xây dựng phương án giá của các doanh nghiệp, Sở Tài chính sẽ phối hợp với các sở, ngành bám sát quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 44, để triển khai thực hiện đồng thời căn cứ từng bước trong điều kiện, khả năng của người dân để có lộ trình điều chỉnh phù hợp.
Vị lãnh đạo chia sẻ thêm, trong những năm qua, hệ thống nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được đầu tư bằng nhiều nguồn, trong đó, có cả nguồn doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa. Từ đó, cơ bản đáp ứng nhu cầu về nước sạch, khắc phục được tình trạng thiếu nước sạch vào cao điểm mùa hè. Nguồn nước sạch đã được chuyển đổi từ khai thác nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt, qua đó từng bước đảm bảo nguồn cung và chất lượng nước sạch.
Quảng Ngãi: Nhiều người dân mòn mỏi chờ "giải cơn khát" nước sạch |