FE Credit nợ 6.400 tỷ đồng trái phiếu, tỷ lệ nợ xấu cao nhất ngành tài chính tiêu dùng
Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% |
Điều đáng nói là theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thì như vậy nhưng trong bối cảnh áp lực trở nợ trái phiếu này, tình hình kinh doanh của FE Credit năm 2022 lại không mấy khả quan.
FE Credit lỗ hơn 3.000 tỷ đồng trong năm 2022
Theo báo cáo nghiên cứu phân tích doanh nghiệp do VNDirect công bố, kết quả kinh doanh năm 2022 của FE Credit không đạt như mong muốn. Công ty tài chính tiêu dùng này còn đối mặt với vấn đề nợ xấu nhảy vọt, lỗ 3.000 tỷ đồng trong 2022. Trong khi năm 2021, FE Credit lãi trước thuế 610 tỷ đồng.
VNDirect ước tính dư nợ cho vay của FE Credit giảm 2.7% so với cùng kỳ hoặc tăng 3.4% khi tính khoản cho vay 4,570 tỷ đồng mà FE Credit đã bán cho ngân hàng mẹ.
Tổng thu nhập hoạt động tăng nhẹ 1.5% so với cùng kỳ lên 16.7 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và dự phòng lại tăng đáng kể lần lượt 28% và 23%, khiến FE Credit chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng năm 2021 sang lỗ 3.000 tỷ đồng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu nhảy vọt từ 13.6% vào cuối 2021 lên 20.4% vào cuối 2022.
VNDirect dự phóng tăng trưởng cho vay của FE Credit đạt 5% trong năm 2023 và lỗ trước thuế gần 700 tỷ đồng.
Ảnh: HNX. |
Tỷ lệ nợ xấu cao nhất ngành tài chính tiêu dùng
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) trong một báo cáo phân tích nhận định về số lỗ 3.121 tỷ đồng của FE Credit chủ yếu đến từ việc tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tại quý IV/2022 đạt 21,8% (cao hơn 7,7% so với cuối năm 2021). Đây là mức nợ xấu cao nhất trong ngành tài chính tiêu dùng.
VCBS nhận định, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 21,8% cùng tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng vọt từ 8,7% lên 13,2% khiến cho triển vọng hồi phục kinh doanh năm 2023 của FE Credit không quá khả quan.
Việc số dư cho vay của FE Credit mở rộng quá nhanh trong giai đoạn trước đây và tập trung vào sản phẩm cho vay tiền mặt khiến mức độ rủi ro danh mục của FE Credit cao hơn trung bình ngành.
Trích lập dự phòng hợp nhất tăng lên 22.461 tỷ đồng + 18%, trong đó chi phí dự phòng của FE Credit tăng mạnh, đạt 13.681 tỷ đồng + 20%, trong năm 2022. Tính riêng trong quý IV, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã phải trích lập 7.300 tỷ đồng +36%, chủ yếu là do nợ xấu tại FE Credit tăng mạnh vào thời điểm cuối năm.
CII lên kế hoạch phát hành 4.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) tới đây sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành hai gói trái phiếu chuyển ... |