Fed: Cuộc chiến chống lạm phát có thể kéo dài đến năm 2024
Theo Wall Street Journal, chủ tịch Fed tại New York – ông John Williams đồng thời nói rằng rủi ro suy thoái kinh tế sẽ tăng lên bởi ngân hàng trung ương sẽ cần phải nâng lãi suất nhanh chóng để kiềm chế lạm phát cao.
“Tôi nghĩ rằng sẽ không có suy thoái kinh tế, tuy nhiên đó cũng là rủi ro mà tôi cần phải tính đến trong bối cảnh toàn cầu có quá nhiều biến động”, ông nói với phóng viên trong cuộc họp video vào ngày thứ Hai.
Cũng theo ông Williams, ông tin rằng lãi suất sẽ buộc phải tăng trong năm 2023 lên ngưỡng cao hơn so với tính toán của ông và nhiều quan chức của Fed trước đây từng dự báo vào tháng 9/2022.
“Nhu cầu lao động, nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế Mỹ tăng mạnh hơn so với tính toán trước đây, áp lực lạm phát ngầm cao cho thấy xu thế lãi suất cao hơn so với thời kỳ tháng 9/2022, không phải sẽ có thay đổi quá lớn, nhưng chắc chắn lãi sẽ cao hơn”, ông nói.
Ông Williams từng làm tư vấn cho chủ tịch Fed Jerome Powell đã không làm gì để đẩy lùi những kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất khoảng nửa điểm phần trăm trong cuộc họp vào tháng sau dự kiến vào ngày 13 và 14/12/2022. Sau động thái này, lãi suất của Fed sẽ lên ngưỡng từ 4,25% lên 4,5% và như vậy tiếp chuỗi nâng lãi suất mạnh tay nhất tính từ thập niên 1980.
Theo ông Williams, nếu lạm phát giảm như cái ông mong muốn vào năm tới, ngân hàng trung ương sẽ cần phải hạ lãi suất trong năm 2024 để giữ lạm phát ở mức cần thiết. Ông khẳng định sẽ có thời điểm cần phải hạ lãi suất thấp, nó sẽ còn tùy thuộc vào lạm phát.
Chủ tịch Fed tại New York cho biết ông tin rằng tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên ngưỡng khoảng từ 4,5% đến 5% trong năm sau. Dự báo về khả năng tỷ lệ thất nghiệp lập đỉnh ở mức khoảng 4,5% cho thấy kịch bản khá ổn, tuy nhiên còn những kịch bản khác khi mà kinh tế chững lại nhiều hơn so với dự đoán.
Lạm phát Mỹ theo cách tính của Fed tăng 6,2% trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 9/2022. Cũng theo ông Williams, ông tin rằng tỷ lệ lạm phát sẽ chững lại và dao động trong ngưỡng khoảng từ 5% đến 5,5% trước thời điểm cuối năm nay và rồi còn trong ngưỡng khoảng từ 3% đến 3,5% vào năm sau.
Sự hạ nhiệt trên nhìn chung phản ánh cho việc nhu cầu toàn cầu sụt giảm và các yếu tố gây nghẽn chuỗi cung ứng. Những yếu tố này có thể hạn chế bớt đà tăng giá cả nhiều loại hàng hóa và hàng nhập khẩu.
Ông Williams dự báo lạm phát sẽ có thể duy trì trên ngưỡng mục tiêu 2% của Fed bất chấp áp lực toàn cầu suy giảm. Ông cảnh báo việc áp lực giá cả suy giảm, trong đó có bao gồm những yếu tố phản ánh cho việc mức lương nội địa tăng lên, sẽ cần đến sự siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để phản ánh cho việc hoạt động kinh tế và nhu cầu chững lại.
Ông nói đến những dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát có thể đang cải thiện, trong đó phải kể đến mức tăng của bất động sản cho thuê giảm và dấu hiệu nhu cầu nhân lực suy yếu, nó sẽ làm chững lại tốc độ tăng trưởng mức lương.
Trong một thông báo riêng rẽ, một báo cáo công bố ngày thứ Hai của phó chủ tịch Fed Lael Brainard cho thấy rủi ro mà nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có thể đương đầu nếu nhiều yếu tố như nhân khẩu học hay toàn cầu hóa không còn hỗ trợ cho nền kinh tế nữa.