Tất cả các đối tượng là công chức, viên chức, người về hưu đều được tăng lương ngay |
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản. Lạm phát cơ bản tháng 7/2024 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 7 tháng năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước. CPI tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.
Trong mức tăng của CPI tháng 7/2024 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Cụ thể, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó là: nhóm giao thông tăng 1,45; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,26; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,14%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,03%; nhóm giáo dục tăng 0,02%. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giữ mức giá ổn định do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2024 ước tính tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,1%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,0%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Tính chung 7 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 1,2%), đóng góp 8,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,4% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,4%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,2%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%), làm giảm 0,9 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/7/2024 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,3% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong tháng 7, cả nước có 14,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 6,3% so với tháng 6/2024 và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có hơn 6,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,2% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2023. Có 6.837 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 26,2% và giảm 0,7%. 7.035 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 30,2% và tăng 33,8%. Có 1.730 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% và tăng 9,4%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Tính chung 7 tháng năm 2024, cả nước có 139,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có hơn 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 125,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có hơn 17,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tham khảo thêm:
Cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán lên cao đẩy CPI tháng 1 tăng mạnh Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Tết cùng với giá xăng dầu trong nước tăng là những yếu tố làm ... |
[Infographic] Toàn cảnh kinh tế - xã hội 11 tháng qua những con số Nhiều thống kê tích cực về tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục thể hiện trong báo cáo mới công bố của Tổng ... |
Chi phí tăng cao, thiếu hụt lao động là mối lo hàng đầu của doanh nghiệp toàn cầu Theo một cuộc khảo sát quốc tế được công bố hôm 10/1, thiếu hụt lao động, giữ chân nhân viên và chi phí gia tăng ... |