"Gia tộc" Tân Hiệp Phát sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào?
Khởi tố 3 lãnh đạo cấp cao thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát |
Chiều ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
Ông Trần Quí Thanh là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát. Tân Hiệp Phát được thành lập năm 1994 và là cái tên đình đám trên thị trường nước giải khát có doanh thu cạnh tranh với các tập đoàn nước giải khát từ nước ngoài tại Việt Nam.
Giai đoạn 2014 - 2017, Tân Hiệp Phát ghi nhận doanh thu trung bình 7.000 tỷ đồng/năm. Đến năm 2019, Tân Hiệp Phát thu về 9.200 tỷ đồng, lãi 3.300 tỷ đồng.
Chính vì thế, Tân Hiệp Phát được coi là một "gia tộc" giàu có bậc nhất Việt Nam với những cuốn sổ tiết kiệm nhiều tỷ đồng. Riêng ông Thanh cũng nổi tiếng là một đại gia trong ngành đồ uống. Ông chủ thương hiệu trà thanh nhiệt Dr Thanh, hiện sở hữu 4 nhà máy công suất hàng tỷ lít một năm, sản phẩm xuất khẩu đi 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích |
Thông tin thay đổi về vốn điều lệ tính đến ngày 09/09/2022, Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1.706 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông gồm bà Phạm Thị Nụ nắm hơn 54%, bà Trần Uyên Phương nắm hơn 29%, bà Trần Ngọc Bích nắm hơn 16%.
Đến 22/09/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng do năm 2013, Tân Hiệp Phát từng đăng ký giao dịch bảo đảm với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (nay đã sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - MSB) với tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm có số tiền gửi hơn 7,2 triệu USD.
Từ ngày 27 - 29/3/2023, bà Phạm Thị Nụ đăng ký giao dịch bảo đảm với Ngân hàng BIDV (chi nhánh Nam Bình Dương) với loạt tài sản bảo đảm là 4 thẻ tiết kiệm tổng mệnh giá 819 tỷ đồng (lãi suất 12,5 – 13%/năm và đáo hạn vào ngày 12/04/2024) do Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) phát hành và 3 thẻ tiết kiệm tổng mệnh giá 550 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank); thẻ tiết kiệm 115 tỷ đồng do một ngân hàng ở Sài Gòn phát hành; hai thẻ tiết kiệm tổng mệnh giá 215 tỷ đồng do một ngân hàng ở Sài Gòn phát hành.
Hay vào ngày 3/2, bà Trần Uyên Phương có mang sổ tiết kiệm 300 tỷ đồng để làm tài sản đảm bảo tại BIDV chi nhánh Nam Bình Dương. Đến ngày 17/2, bà Phương tiếp tục đăng ký giao dịch bảo đảm với ngân hàng này cho 3 thẻ tiết kiệm tổng mệnh giá 519 tỷ đồng.
Tân Hiệp Phát là cái tên đình đám trên thị trường nước giải khát. |
Ngoài ra điều hành Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh từng tham gia vào HĐQT của Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn và sở hữu 478.482 cổ phiếu của công ty này vào giữa năm 2017. Năm 2018, ông Trần Quí Thanh hé lộ về việc mở thêm hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Sau đó, truyền thông ghi nhận Tân Hiệp Phát đã thành lập 11 doanh nghiệp với số vốn điều lệ khoảng 19.000 tỷ đồng để tham gia vào mảng địa ốc.
Chưa hết, bà Trần Ngọc Bích chi cả trăm tỷ đồng để tham gia đấu giá các khu đất lớn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, ông Trần Quí Thanh từng xuất hiện tại buổi đấu giá 4 lô 'đất vàng' tại Thủ Thiêm (TP.HCM) hồi tháng 12/2022. Tuy nhiên, kết quả không trúng đấu giá.
Điểm mặt các đại gia vướng vòng lao lý vì bất động sản |