Ảnh minh hoạ |
Mới đây, tại Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt vấn đề, nếu hết thời hạn đóng BHXH bắt buộc mà doanh nghiệp không đóng thì phải nộp đủ số tiền trốn đóng và bị xử lý; đồng thời phải nộp thêm 0,03% mỗi ngày trên tổng số tiền trốn đóng.
Cũng tại tờ trình, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ngừng sử dụng hóa đơn với doanh nghiệp trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên. Nếu có dấu hiệu phạm tội trốn đóng theo Bộ luật Hình sự, cơ quan BHXH sẽ kiến nghị khởi tố. Chủ tịch cấp tỉnh có thể áp dụng chế tài khác với hành vi trốn đóng BHXH tại địa phương.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thời gian qua, các cơ quan có nhiều giải pháp nhằm hạn chế việc chậm, trốn đóng BHXH. Tuy nhiên, tình trạng này còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, bình quân mỗi năm 10.000 tỷ đồng. Có doanh nghiệp trốn đóng BHXH thời gian dài nên khó thu hồi, ảnh hưởng đến giải quyết chế độ cho lao động.
Về biện pháp xử lý tình trạng chậm, trốn đóng, qua thẩm tra sơ bộ dự thảo luật, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng đề xuất hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH liên quan đến quyền con người, quyền công dân.
Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành chỉ quy định phạt hành chính được đánh giá là chưa hiệu quả.
Dù vậy, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính mà bỏ trốn. Vì vậy, khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với người trốn đóng BHXH mà đã đề xuất hoãn xuất cảnh thì cần phải cân nhắc kỹ.
Theo dự thảo, 3 hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc gồm: doanh nghiệp không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, đăng ký không đủ số người thuộc diện tham gia hoặc đăng ký tham gia BHXH bắt buộc sau thời gian quy định; doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho lao động nhưng đến thời hạn quy định mà chưa đóng hoặc đóng chưa đủ; doanh nghiệp đăng ký và đóng BHXH bắt buộc thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng theo quy định.
Lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được nghỉ hưu sớm Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước 1/7/2025 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội có thể ... |