Lý do khiến giá nhà ở xã hội có thể lên đến trên 40 triệu đồng/m2
Vì sao giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chậm chạp? |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: VnEconomy |
Đây là nhận định của Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội” gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.
Tại văn bản đề nghị, HoREA hoan nghênh Bộ Xây dựng đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp để chỉnh lý, hoàn thiện lại “dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội”(gọi tắt là “dự thảo Nghị định”), nhưng vẫn còn một số quy định “bất cập” hoặc chưa sát với thực tiễn.
Bên cạnh các kiến nghị liên quan đến quy định về “quyết định, chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội, trường hợp đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội, quy định về “vay vốn ưu đãi của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không phải bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn,... HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 18 và Điều 19 “Dự thảo Nghị định” để quy định chi tiết chính xác hơn khoản 2 Điều 83 Luật Nhà ở 2023.
Đáng chú ý, liên quan đến nội dung này, Hiệp hội nhấn mạnh: "Nếu chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%trong dự án nhà ở thương mại, nhất là dự án nhà ở thương mại cao cấp thì chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng rất cao và cả chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng được phân bổ trên quỹ đất 20% cũng rất cao, mà đây là các chi phí hợp pháp, hợp lệ nên được tính vào giá thành và giá bán nhà ở xã hội, dẫn đến giá nhà ở xã hội có thể lên đến trên 40 triệu đồng/m 2 vượt quá khả năng tài chính của người hưởng chính sách nhà ở xã hội, nên khoản 2 Điều 83 Luật Nhà ở 2023 quy định 03 phương thức để chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ dành một phần quỹ đất trong dự án để phát triển nhà ở xã hội là hợp tình hợp lý và sát với thực tiễn".
Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, Hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 6 “Dự thảo Nghị định” quy định về “quyết định, chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án”, như sau: Việc quy định “bố trí quỹ đất nhà ở xã hội” đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật “ở vị trí khác” ngoài phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải bảo đảm nguyên tắc “có giá trị tương đương” với “giá trị của quỹ đất phải dành để xây dựng nhà ở xã hội của dự án”.
Ví dụ: Dự án nhà ở thương mại A có quy mô diện tích 2 ha tại phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức được phê duyệt tỷ lệ đất ở 40% là 8.000 m2 và chủ đầu tư được thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội với “20% tổng diện tích đất ở” của dự án là 1.600 m2 đất ở theo phương thức “bố trí quỹ đất nhà ở xã hội” tại phường Long Phước, thành phố Thủ Đức theo khoản 1 Điều 18 “Dự thảo Nghị định”, mà giá trị 1 m2 đất ở tại phường Thạnh Mỹ Lợi thì cao hơn rất nhiều so với giá trị 1 m2 đất ở tại phường Long Phước, nên việc “hoán đổi” 1.600 m2 đất ở tại phường Long Phước để thay thế cho 1.600 m2 đất ở tại phường Thạnh Mỹ Lợi là không sòng phẳng, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Do vậy, HoREA đề xuất không thể quy định “đổi ngang” về “diện tích” giữa “diện tích đất ở tương đương” với “quỹ đất phải dành để xây dựng nhà ở xã hội của dự án” vì không bảo đảm nguyên tắc “tương đương” về giá trị của diện tích đất “hoán đổi”.
Trong thời kỳ nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu ở thực cao, giá nhà ở xã hội cũng không nằm ngoài xu hướng tăng giá của bất động sản. Có dự án vừa mới mở bán chưa được 1 năm đã tăng 50%, vào khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2. |
Vì sao giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chậm chạp? Bộ trưởng Bộ trưởng Xây dựng đánh giá, việc giải ngân gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng còn chậm, “chưa thực ... |