Lý do Samsung chọn chiến lược đầu tư ngược dòng?

11/01/2023 11:12 Bảo vệ người lao động Bảo Nhi
Samsung chạy đua tăng công suất trong khi nhiều đối thủ như Micron, SK Hynix chậm lại.

Nhà máy thứ 4 đang được hình thành tại trung tâm chip của Samsung ở Pyeongtaek (Hàn Quốc). Khu phức hợp này dự kiến sẽ là nhà máy lớn nhất thế giới sau khi hoàn thành. Khoản đầu tư vào chất bán dẫn của Samsung không có dấu hiệu dừng lại ngay cả khi lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng. Đối thủ lớn TSMC cũng tạm “rút lui” để đối phó với tình trạng suy thoái của ngành.

Đầu tư mạnh tay bất chấp lợi nhuận lao dốc

Cuối tuần trước, Samsung cho biết lợi nhuận trong quý 4/2022 giảm 69% so với cùng kỳ, do lạm phát cao làm giảm nhu cầu toàn cầu với chất bán dẫn và điện thoại thông minh, 2 nguồn thu chính của công ty.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc dự kiến lợi nhuận hoạt động là 4,3 nghìn tỷ won (3,4 tỷ USD) từ tháng 10-12, mức lợi nhuận hoạt động thấp nhất trong 8 năm, kể từ quý 3/2014. Trong khi đó, doanh thu được dự báo 70 nghìn tỷ won trong cùng kỳ, tương đương mức giảm 8,6%. So với quý 3/2021, lợi nhuận hoạt động của công ty giảm 60,4% và doanh thu giảm 8,8%.

Trong năm 2022, Samsung dự kiến lợi nhuận hoạt động giảm 16% xuống 43,4 nghìn tỷ won so với năm trước, trong khi doanh thu tăng 7,9% lên 301,8 nghìn tỷ won.

Kết quả của công ty kém so với dự báo của thị trường. Trước đó, các chuyên gia ước tính lợi nhuận hoạt động của Samsung là 6,9 nghìn tỷ won và doanh thu 72,8 nghìn tỷ won.

samsung
Samsung tiếp tục đầu tư mở rộng tổ hợp sản xuất bán dẫn ở Pyeongtaek

Chất bán dẫn chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của Samsung. Tuy nhiên, các mảng kinh doanh khác của hãng như điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng không thể bù đắp được sự sụt giảm giá chip trong những tháng gần đây.

Giá bán buôn DRAM, linh kiện được sử dụng trong máy tính cá nhân và máy chủ, giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm tháng thứ 8 liên tiếp. Bộ nhớ flash NAND, được sử dụng trong điện thoại thông minh và các thiết bị khác, giảm 14% từ tháng 10-12 so với quý trước.

Hàng tồn kho chip đang “chồng chất” trong chuỗi cung ứng khi doanh số bán máy tính và điện thoại thông minh đi xuống. Nguồn tin tại một nhà phân phối chip cho biết nhiều giao dịch bị đình trệ.

Chuyên gia Akira Minamikawa tại công ty nghiên cứu Omdia của Anh cho biết: “Chi tiêu của người dùng sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến khi 3 lực cản lắng xuống là virus corona, Nga và lạm phát”.

Vấn đề về nhu cầu chip nhớ và smartphone được chuyên gia cảnh báo trước khi Samsung công bố kết quả kinh doanh. “Lý do chính dẫn đến kết quả kém là nhu cầu giảm mạnh”, Roko Kim -nhà phân tích tại Hana Securities nói. “Lượng xuất xưởng, giá của chất bán dẫn và điện thoại thông minh giảm sâu hơn dự kiến, ảnh hưởng xấu đến kết quả”.

Đi ngược xu hướng của ngành

Đối mặt với sự sụt giảm trong ngành, một số nhà sản xuất chip bộ nhớ đang kiềm chế chi tiêu đầu tư. Giám đốc điều hành Micron Technology Sanjay Mehrotra cho biết có sự mất cân bằng lớn giữa cung và cầu ở cả DRAM và NAND. Ông cho biết công ty sẽ giảm đầu tư vốn khoảng 40% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 8.

Đối thủ Hàn Quốc của Samsung là SK Hynix cho biết sẽ giảm hơn 50% đầu tư vào năm 2023, trong khi Kioxia Holdings của Nhật Bản có kế hoạch cắt giảm sản lượng. TSMC, công ty hàng đầu thế giới về sản xuất chip theo hợp đồng, cho biết cũng bớt đầu tư.

Tuy vậy, Samsung dường như đang kiên trì với các kế hoạch đầu tư. Nhiều nhà cung cấp cho biết công ty tiếp tục mua thiết bị mới, chủ yếu dành cho các loại chip tiên tiến.

Samsung giải thích muốn chuẩn bị cho sự phục hồi của thị trường từ góc độ trung và dài hạn.

samsung
Liệu Samsung có thành công với chiến lược cũ?

Tập đoàn Hàn Quốc vốn không xa lạ với việc đầu tư trong tình hình thị trường khó khăn. Bằng cách này, Samsung vươn lên dẫn đầu thị trường bộ nhớ toàn cầu trong nhiều năm bằng cách chi tiêu trong thời gian khó khăn để vượt qua các đối thủ trong thời kỳ bùng nổ tiếp theo.

Đầu tư trong tình cảnh ít đối thủ cạnh tranh cho phép Samsung đàm phán giá thuận lợi và lịch trình giao hàng với các nhà cung cấp. Samsung mong muốn đảm bảo thiết bị sản xuất chip tiên tiến trước sự cạnh tranh khốc liệt để bắt kịp TSMC về mảng này.

Ngoài ra, Samsung nhận được tin tốt khi 2 đối thủ trong mảng chip nhớ là Kioxia và Western Digital đàm phán trở lại về khả năng sáp nhập. Nếu thành công công, thương vụ có thể giảm mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất chip NAND mà Samsung đang dẫn đầu.

“Đây là tin tốt vì nó báo hiệu sự hợp nhất của ngành công nghiệp NAND toàn cầu”, nhà phân tích cấp cao Kim Dong-won của KB Securities cho biết. “Sự hợp nhất giữa các công ty luôn có tác động tích cực đến ngành công nghiệp chip nhớ trong quá khứ”, ông Kim Dong-won viết. “Các công ty NAND dự kiến tăng tốc hợp nhất thông qua M&A bởi kết quả kém trong dài hạn do cạnh tranh gay gắt”.

Tiếp đó, các hạn chế cứng rắn hơn của Mỹ với công ty bán dẫn Trung Quốc cũng mang lại cho Samsung cơ hội để đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn từ nhiều đối thủ đang phát triển, như Semiconductor Manufacturing International và Yangtze Memory Technologies.

samsung
Samsung có nhiều thuận lợi để đầu tư ngược dòng cho mảng bán dẫn

Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cũng hỗ trợ để các tập đoàn tăng cường cho hoạt động đầu tư. Kế hoạch vừa được công bố, giảm thuế cho chi tiêu vốn trong lĩnh vực công nghệ gồm chất bán dẫn và pin, từ 15% xuống 8%.

Chiến lược đầu tư “ngược dòng” của Samsung được thực hiện nhờ lợi thế tài chính của tập đoàn. Samsung nắm giữ khoảng 128,8 nghìn tỷ won, tương đương 101 tỷ USD, tính đến cuối tháng 9/2022 - gấp khoảng 10 lần so với các đối thủ SK Hynix hay Micron.

Samsung tiếp tục mở rộng tổ hợp sản xuất chip tại Pyeongtaek với tốc độ chóng mặt. Nhà máy thứ 4 sắp thành hình trong khi nhà máy thứ 3 dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 9/2023. Khuôn viên của tổ hợp này dự kiến có tổng cộng 6 nhà máy quy mô lớn để trở thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới.

Các tin khác

Vay "nóng" để đáo hạn thẻ tín dụng, cẩn thận các rủi ro pháp lý, lộ thông tin cá nhân

Vay "nóng" để đáo hạn thẻ tín dụng, cẩn thận các rủi ro pháp lý, lộ thông tin cá nhân

Hiện nay, thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi, nhu cầu sử dụng thẻ tăng cao, kéo theo đó dịch vụ “đáo hạn” thẻ cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đáo hạn thẻ tín dụng thực chất là một hoạt động trái pháp luật. Thời gian qua, nhiều đối tượng cũng lợi dụng chiêu trò đáo hạn ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Công ty Nhân lực Colecto có tiềm lực ra sao?

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Công ty Nhân lực Colecto có tiềm lực ra sao?

Ghi nhận tại ngày 04/12/2024, tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước công khai, Công ty CP Nhân lực Colecto có giấy phép số 02, cấp ngày 21/04/2022 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ngoài nước.
Vụ Công ty GFDI: Hoàn tất việc khám xét tại các chi nhánh, thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng

Vụ Công ty GFDI: Hoàn tất việc khám xét tại các chi nhánh, thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng

Theo Cổng thông tin Công an TP. Đà Nẵng, Cơ quan cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế), Công an TP. Đà Nẵng đã hoàn tất việc khám xét tại tất cả các chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) trên cả nước. Qua khám xét, cơ quan Công an thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng để phục vụ công tác điều tra, làm rõ vụ án.
Công ty Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt nợ đóng bảo hiểm xã hội hơn 2 tỷ đồng

Công ty Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt nợ đóng bảo hiểm xã hội hơn 2 tỷ đồng

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty CP Thương mại Dịch vụ Sản xuất Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt chậm đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng với tổng số tiền 2,1 tỷ đồng cho người lao động. Số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 31/10/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 11/11/2024.
Khởi tố 5 đối tượng trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty GFDI

Khởi tố 5 đối tượng trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty GFDI

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI, chiều ngày 18/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an thành phố Đà Nẵng tiến hành tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng.
Người lao động không mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội

Người lao động không mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội

Mạng xã hội Facebook hiện nay vẫn còn tràn lan hội, nhóm quy mô hàng nghìn thành viên để tổ chức mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội (BHXH). Trước việc này, người lao động (NLĐ) cần nêu cao cảnh giác, không tham gia mua bán, cầm cố sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân mình.
Ký kết thỏa thuận trái pháp luật, người lao động và sử dụng lao động đều có thể bị xử phạt

Ký kết thỏa thuận trái pháp luật, người lao động và sử dụng lao động đều có thể bị xử phạt

Không phải thỏa thuận nào giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng được pháp luật thừa nhận, như không đóng bảo hiểm xã hội, tạm hoãn sinh con, trả mức lương thấp hơn lương tối thiểu, thử việc quá thời gian quy định,… Người lao động cần biết những điều này trước khi ký hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Từ vụ Công ty GFDI, cảnh báo người dân tránh “bẫy” hợp tác đầu tư, góp vốn, cho vay thu lợi nhuận lớn

Từ vụ Công ty GFDI, cảnh báo người dân tránh “bẫy” hợp tác đầu tư, góp vốn, cho vay thu lợi nhuận lớn

Qua vụ việc Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI), người dân và các nhà đầu tư phải đặc biệt cảnh giác trước những lời kêu gọi góp vốn, hợp tác đầu tư, cho vay tài sản kinh doanh với những lời cam kết lãi suất cao, lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn mà các doanh nghiệp đưa ra.
Sự việc Công ty GFDI hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật lộ ra khi nào?

Sự việc Công ty GFDI hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật lộ ra khi nào?

Ngày 8/11, Công an thành phố Đà Nẵng đồng loạt khám xét khẩn cấp trụ sở chính, Sở giao dịch và nhà riêng của một số lãnh đạo Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc huy động vốn trái phép và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đà Nẵng: Tích cực điều tra, đảm bảo quyền lợi của người dân liên quan Công ty GFDI

Đà Nẵng: Tích cực điều tra, đảm bảo quyền lợi của người dân liên quan Công ty GFDI

Theo Cổng thông tin Công an TP. Đà Nẵng, chiều 08/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Công an thành phố Đà Nẵng đồng loạt khám xét khẩn cấp trụ sở chính, Sở giao dịch và nhà riêng của một số lãnh đạo Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc huy động vốn trái phép và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Ngân hàng vi phạm quy định bảo vệ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Ngân hàng vi phạm quy định bảo vệ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bảo mật thông tin khách hàng là trách nhiệm của ngân hàng. Việc nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nhiều rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký

Nhiều rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Hé mở về Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long

Chân dung doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Hé mở về Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long

Công ty CP Tập đoàn Vận tải Hàng hải Đông Long (Đông Long Group) là doanh nghiệp có giấy phép về xuất khẩu lao động, theo thông tin công bố tại Cổng thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Công ty Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam (ASV) nợ đóng bảo hiểm hơn 2,4 tỷ đồng

Công ty Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam (ASV) nợ đóng bảo hiểm hơn 2,4 tỷ đồng

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Cảng Hàng không Việt Nam chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hơn 2,4 tỷ đồng.
Chủ hệ thống mầm non Thiên Ân Phúc chậm đóng bảo hiểm 18 tháng hơn 1,1 tỷ đồng

Chủ hệ thống mầm non Thiên Ân Phúc chậm đóng bảo hiểm 18 tháng hơn 1,1 tỷ đồng

Công ty TNHH Giáo dục Thiên Ân Phúc - chủ hệ thống trường mầm non Thiên Ân Phúc và Trung tâm ngoại ngữ Sao Mai chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 1,1 tỷ đồng, theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM.
Công ty Giải pháp hậu cần HTL chậm đóng bảo hiểm hơn 7,2 tỷ đồng cho người lao động

Công ty Giải pháp hậu cần HTL chậm đóng bảo hiểm hơn 7,2 tỷ đồng cho người lao động

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty TNHH Giải pháp hậu cần HTL chậm đóng bảo hiểm xã hội 15 tháng hơn 7,2 tỷ đồng cho lao động. Số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 30/9/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 08/10/2024.
Doanh nghiệp gặp khó khăn có được hoãn trả lương? Người lao động nên làm gì khi bị nợ lương, thưởng?

Doanh nghiệp gặp khó khăn có được hoãn trả lương? Người lao động nên làm gì khi bị nợ lương, thưởng?

Theo tư vấn của chuyên gia, nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định về việc trả lương, thưởng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người lao động có thể tiến hành các phương án sau: khiếu nại, thông qua hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.
Nguyễn Ngọc Logistics chậm đóng bảo hiểm xã hội gần 900 triệu đồng

Nguyễn Ngọc Logistics chậm đóng bảo hiểm xã hội gần 900 triệu đồng

Theo công bố của Bảo hiểm xã hội TP. HCM, Công ty CP Nguyễn Ngọc Logistics chậm đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng gần 894 triệu đồng, số liệu tính đến hết ngày 31/8/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 15/9/2024.
Nhiều thương hiệu lớn bị giả mạo để lừa đảo người tiêu dùng

Nhiều thương hiệu lớn bị giả mạo để lừa đảo người tiêu dùng

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đối tượng giả mạo sử dụng tên, hình ảnh của các doanh nghiệp lớn, nổi tiếng để lừa đảo quảng cáo khuyến mãi sản phẩm nhằm chiếm đoạt tài sản.
HTP Pharma - chủ thương hiệu Sắc Ngọc Khang chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 700 triệu đồng

HTP Pharma - chủ thương hiệu Sắc Ngọc Khang chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 700 triệu đồng

Vừa qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. HCM công bố, Công ty CP Đầu tư Dược phẩm HTP chậm đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng hơn 703 triệu đồng, số liệu tính đến hết ngày 31/8/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 15/9/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động