Người lao động làm công việc độc hại, nguy hiểm được khám sức khỏe thế nào?
Khám sức khỏe cho người lao động ở Quảng Nam. Ảnh minh họa: N.L. |
Làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần
Khám sức khỏe định kỳ là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động đối với người lao động. Mục đích nhằm nhằm phát hiện sớm các những căn bệnh nguy hiểm mà người lao động có thể mắc phải trong quá trình làm việc. Qua đó, người lao động sớm điều trị bệnh để có hiệu quả, giảm chi phí y tế.
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
Khi khám sức khỏe theo quy định, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Chi phí khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.
Người lao động được khám sức khỏe theo danh mục Thông tư số 14/2013/TT-BYT
Danh mục khám lâm sàng cho người lao động, bao gồm:
- Khám nội: Đo huyết áp, đo chỉ số BMI, khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận tiết niệu, thần kinh,…
- Khám ngoại – da liễu: Khám và kiểm tra các bệnh về ngoại khoa, cơ xương khớp, da liễu,…
- Khám Mắt – đo thị lực: Khám và kiểm tra các bệnh về mắt, đo thị lực,…
- Khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng: Khám thính lực và kiểm tra các bệnh về tai, mũi, họng,…
- Khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt: Khám và kiểm tra các bệnh về răng miệng, viêm nha chu,…
- Khám chuyên khoa phụ sản: Khám và kiểm tra các bệnh lý phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung,…
Danh mục khám cận lâm sàng, bao gồm:
- Chụp X-Quang ngực thẳng (X-Quang tim, phổi).
- Xét nghiệm: Đường máu (glucose máu), sinh hóa máu, công thức máu, nước tiểu.
Tải mẫu giấy khám sức khỏe cho người lao động tại đây.
Thông tin về khám sức khỏe cho người lao động. Đồ họa: N.L. |
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp? Tại Luật An toàn vệ sinh lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động (NLĐ) bị ... |
Những khoản công ty phải chi trả cho người lao động khi giải thể Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người ... |
Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS chịu chi phí ra sao? Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, người lao động sẽ đóng chi phí xuất ... |