Nếu không đóng bảo hiểm xã hội thì tùy theo các vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ Luật hình sự. Ảnh minh họa: B.C.P. |
Tại chương trình giao lưu trực tuyến "Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và doanh nghiệp" do báo Tuổi trẻ tổ chức mới đây, bà Trần Thanh Hương, Phó Trưởng phòng Quản lý thu và khai thác đối tượng bắt buộc - Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã trả lời về những khoản công ty phải chi trả cho người lao động khi công ty tiến hành giải thể.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; nợ thuế; các khoản nợ khác.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi doanh nghiệp đang làm thực hiện giải thể thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
Nếu không đóng bảo hiểm xã hội thì tùy theo các vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ Luật hình sự.
Những khoản công ty phải chi trả cho người lao động khi giải thể. Đồ họa: THANH TÂM. |
Người lao động có được hưởng BHXH 1 lần sau khi đóng 20 năm? Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 20 năm song muốn hưởng BHXH 1 lần thì phải thuộc các trường hợp ra ... |
Bảo đảm người lao động được trả lương, thưởng Tết, thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHTN Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo ... |
Tin nóng Bảo hiểm xã hội: Hassyu Việt Nam, Giầy Thượng Đình nợ BHXH số tiền lớn Tin nóng Bảo hiểm xã hội số 12, ngày 22/12 có một số nội dung đáng chú ý: Công ty Cổ phần Hassyu Việt Nam ... |