Ra mắt Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với 21 thành viên đầu tiên |
Ảnh minh hoạ |
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào và đòn bẩy tài chính thấp sẽ có khả năng chống chịu với thách thức, thậm chí còn có thể hưởng lợi từ việc gửi tiền nhàn rỗi.
Theo thống kê tính đến cuối quý I/2023, có ít nhất 15 doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Tổng lượng tiền mặt của 15 doanh nghiệp này có tổng giá trị khoảng 323.000 tỷ đồng, giảm 1.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Trong đó, những doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn nhiều nhất là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã chứng khoán GAS), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán ACV), Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR)...
Trong đó, đại gia sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất là Tổng Công ty Khí Việt Nam. PV GAS hiện đang nắm giữ 36.879 tỷ đồng, tăng hơn 2.600 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Trong đó, gồm 5 tỷ đồng tiền mặt và hơn 26.873 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Nhờ đó, PV GAS thu về hơn 479 tỷ đồng lãi tiền gửi và tiền cho vay, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là Tập đoàn Hòa Phát, với lượng tiền nắm giữ gần 35.300 tỷ đồng (tính đến cuối tháng 3/2023, tăng 700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nếu so sánh với cùng thời điểm trong năm trước, lượng tiền mà "ông lớn" ngành thép này nắm giữ đã giảm tới 11.000 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 31/3/2023, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đang có khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi trị giá hơn 31.100 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn cũng vừa cho biết, Công ty đang nắm 28.564 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Trong 3 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Thế giới Di Động (mã chứng khoán MWG) cũng có lượng tiền tăng đột biến nhờ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hơn 4.000 tỷ đồng trong quý I trong khi cùng kỳ năm trước âm tới 3.400 tỷ đồng. Cuối quý I/2023, Thế giới Di Động gửi thêm 5.613 tỷ đồng vào kênh ngân hàng lên 19.809 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San cũng có lượng tiền gửi tăng mạnh gần 3.500 tỷ đồng. Cuối quý I, Tập đoàn nắm giữ 17.678 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác có lượng tiền mặt lớn là Sabeco (20.362 tỷ đồng), Petrolimex (19.000 tỷ đồng), Vinamilk (18.800 tỷ đồng), Viettel Global (17.637 tỷ đồng), VEAM (15.000 tỷ đồng), Tập đoàn Cao su (GVR - 14.589 tỷ đồng)...
Điểm danh những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong quý I |