Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp giữ vững sản lượng khai thác dầu khí

24/09/2023 11:04 Phát triển bền vững Minh Nguyệt
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ngày 19/9, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã ban hành Chỉ thị số 6167/CT-DKVN cập nhật mục tiêu, giải pháp nhằm bảo đảm kế hoạch quản trị năm 2023, với 5 cụm giải pháp về nâng cao sản xuất, kinh doanh, tài chính, đầu tư, chuỗi liên kết giá trị. Nhằm hiện thực hóa các giải pháp trên, ngày 22/9, tại TP.HCM, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã có buổi làm việc trực tiếp với các đơn vị điều hành, nhà thầu dầu khí đang quản lý các lô/mỏ trên thềm lục địa Việt Nam, tiến hành rà soát, đề ra các giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch khai thác dầu khí năm 2023.
Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp giữ vững sản lượng khai thác dầu khí
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có ông Trần Bình Minh - Thành viên HĐTV Tập đoàn, ông Lê Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Ban chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị điều hành dầu khí thuộc Petrovietnam, cùng các đối tác, nhà thầu quản lý các lô/mỏ dầu khí trong nước.

Nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong toàn Tập đoàn là phải kiên định mục tiêu tăng trưởng, hoàn thành và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao ngay cả trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhất, tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị điều hành dầu khí nhanh chóng rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ, đánh giá đầy đủ khó khăn, thách thức, báo cáo cụ thể về kế hoạch tổ chức triển khai, các giải pháp, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch quản trị năm 2023.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị đã báo cáo lãnh đạo Tập đoàn tình hình hoạt động khai thác dầu khí trong 8 tháng đầu năm, nhận định về cơ hội, rủi ro, thách thức trong thực hiện kế hoạch sản lượng cả năm. Mặc dù xuất hiện yếu tố tích cực khi giá dầu tháng 8 tăng, nhưng tình hình cung cầu, thị trường vẫn tồn tại rất nhiều bất cập; giá phân bón giảm, huy động điện thấp kéo theo huy động khí rất thấp so với kế hoạch cũng như cùng kỳ, tác động đến chỉ tiêu khai thác dầu thô và dư thừa khí; nhiều khó khăn, áp lực tác động đến mục tiêu gia tăng trữ lượng dài hạn cũng như gia tăng sản lượng khai thác theo kế hoạch của các đơn vị, như kế hoạch khoan khai thác gặp khó khăn trong việc huy động các phương tiện nổi, giàn khoan trong bối cảnh thị trường khan hiếm và giá thuê cao; một số cụm mỏ có cấu tạo địa chất - công nghệ mỏ rất phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến động thái khai thác; các công ty điều hành chung (JOCs) đa phần gặp phải tình trạng trang thiết bị sau nhiều năm vận hành liên tục cũng bộc lộ những khiếm khuyết, hư hỏng cần được bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ không đáp ứng được mức huy động khí cao; một số đơn vị không thể có các đầu tư lớn do thời hạn hợp đồng dầu khí sắp hết hiệu lực gây ảnh hưởng đến công tác phát triển mỏ, mở rộng vùng hoạt động…

Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp giữ vững sản lượng khai thác dầu khí
Toàn cảnh buổi làm việc

Mặc dù vậy, các đơn vị đã không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp quản trị, giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh, hạn chế tác động từ các yếu tố bất lợi; tập trung duy trì quản trị biến động, quản trị chi phí, nghiên cứu xu thế biến động thị trường để triển khai hoạt động khai thác phù hợp, đặc biệt tận dụng cơ hội gia tăng dòng tiền, lợi nhuận tại các thời điểm giá dầu thuận lợi. Tổng quan trong 8 tháng đầu năm 2023, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Petrovietnam đều hoàn thành vượt kế hoạch được giao từ 3-29%; trong đó khai thác dầu thô đạt 7,06 triệu tấn, vượt 14,5% kế hoạch. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Tập đoàn và các nhà điều hành trong việc duy trì sản lượng khai thác, trong khi hầu hết các mỏ chủ lực của Việt Nam đều đang trên đà suy giảm tự nhiên; cũng như thể hiện tính hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật duy trì sản lượng khai thác nhưng vẫn bảo đảm an toàn mỏ.

Tại cuộc họp, các nhà điều hành như Vietsovpetro, BIENDONG POC, Idemitsu, PVEP-POC, Cửu Long JOC, Hoàn Long - Hoàn Vũ JOC, JVPC… trình bày nhiều giải pháp về địa chất - kỹ thuật, can thiệp giếng, khoan đan dày, các giải pháp về công nghệ, quản trị điều hành… nhằm đảm bảo duy trì sản lượng khai thác trong cả năm 2023; đồng thời đánh giá, đề xuất các cơ hội gia tăng sản lượng trong tương lai với các đối tượng mới tiềm năng. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã kiến nghị Tập đoàn hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn liên quan đến các thủ tục pháp lý, thúc đẩy Chính phủ, các Bộ, ngành sớm xem xét, phê duyệt các kế hoạch phát triển mỏ/mở rộng vùng hoạt động, gia hạn hợp đồng dầu khí cho từng đơn vị, sẵn sàng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tại buổi làm việc, dưới sự chủ trì của Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, Thành viên HĐTV Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn, lãnh đạo các Ban chuyên môn Tập đoàn đã cùng các nhà điều hành thảo luận về các ý kiến, giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đồng thời trao đổi cụ thể về kế hoạch, nhiệm vụ của những tháng cuối năm; cung cấp các thông tin làm rõ, trả lời các kiến nghị, đề xuất của từng đơn vị, nhà điều hành về chiến lược phát triển dài hạn.

Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp giữ vững sản lượng khai thác dầu khí
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng kiểm tra dự án Sao Vàng CPP

Sau khi nghe báo cáo, trao đổi thảo luận, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị điều hành dầu khí, nhấn mạnh những mặt đạt được, chưa đạt được so với mục tiêu quản trị đề ra. Tổng Giám đốc Petrovietnam đề nghị các đơn vị rà soát, đánh giá lại các mặt hạn chế, rủi ro và có kế hoạch, giải pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp; tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị, vận hành, tiết giảm chi phí, áp dụng các giải pháp kỹ thuật, nâng cao hệ số thu hồi dầu… hạn chế đà suy giảm sản lượng tự nhiên, cùng với đó là tiếp tục nỗ lực bám sát, thúc đẩy các dự án đầu tư thăm dò, khai thác.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chuỗi liên kết giá trị đã hình thành và đang triển khai, cũng như có sự trao đổi, phối hợp phát triển các chuỗi liên kết giá trị mới để phát huy tối đa các nguồn lực, hạ tầng sẵn có, góp phần bảo đảm thực hiện hóa chuỗi giá trị đầu tư, gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng lưu ý các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người lao động các mục tiêu kế hoạch cụ thể, phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, lao động sáng tạo; động viên tinh thần, giữ vững niềm tin, quyết tâm nơi người lao động, phấn đấu cùng đơn vị hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần vào kết quả chung của Tập đoàn. Đây là sự khẳng định trách nhiệm, vai trò của đội ngũ người lao động dầu khí đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.

Tổng Giám đốc Petrovietnam cũng chỉ đạo các Ban chuyên môn tích cực phối hợp với các đơn vị xử lý các thủ tục pháp lý liên quan, thúc đẩy phê duyệt các kế hoạch phát triển mỏ, mở rộng vùng hoạt động, gia hạn hợp đồng dầu khí.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng khẳng định, Petrovietnam sẽ luôn đồng hành và ủng hộ, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại các đơn vị; đồng thời đề nghị các nhà điều hành tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, đề ra và thực hiện hiệu quả các giải pháp trong công tác thăm dò, khai thác, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao năm 2023.

Petrovietnam đánh giá chiến lược phát triển ngành Dầu khí Petrovietnam đánh giá chiến lược phát triển ngành Dầu khí

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển chủ trì Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, định hướng ...

Các tin khác

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nhiều đường dây tội phạm đã thực hiện hành vi thu thập, buôn bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng.
Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc khai thác, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Ngày 26/02/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập - cột mốc khẳng định sự trưởng thành và những bước tiến bền vững của VARS trong hành trình phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu một thập kỷ VARS đồng hành cùng cộng đồng môi giới bất động sản mà còn là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, khẳng định vai trò tiên phong trong việc kết nối, nâng cao giá trị nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động