Petrovietnam ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án Lô B |
Toàn cảnh Giao ban CEO tháng 4 |
Ngày 15/4, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã chủ trì cuộc họp giao ban CEO thường kỳ tháng 4 với lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn về kết quả hoạt động SXKD tháng 3, quý I và triển khai kế hoạch tháng 4 và quý II/2024. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo dõi sát diễn biến thị trường, tích cực triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm
Trong tháng 3 và quý I/2024, Petrovietnam triển khai hoạt động SXKD trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen đến từ tình hình vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước; lạm phát ở Mỹ tiếp tục tăng cao, dẫn đến việc cắt giảm lãi suất có thể sẽ bị chậm lại so với dự báo, có khả năng ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ toàn cầu; các quốc gia còn rất ít dư địa tài chính để hỗ trợ cho tăng trưởng; căng thẳng địa chính trị gia tăng tiếp tục ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế, làm gia tăng những rủi ro, biến động. Trong nước, tăng trưởng kinh tế quý 1 tích cực, tuy nhiên, khu vực sản xuất vẫn cho thấy có nhiều khó khăn khi chỉ số PMI tháng 3 giảm 0,5 điểm so với tháng 2, xuống dưới mức 50 điểm (đạt 49,9 điểm); khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, tăng trưởng tín dụng thấp. Thị trường năng lượng biến động mạnh, giá dầu ở mức cao trong những tháng đầu năm mặc dù tạo thuận lợi cho hoạt động SXKD của Petrovietnam nhưng các rủi ro về nguồn cung năng lượng cũng ngày một gia tăng do căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông cũng như Nga - Ukraine, đặt ra những yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Lượng dự trữ khí đốt sau mùa Đông ở Châu Âu hiện ở mức cao kỷ lục khiến giá khí đốt sụt giảm mạnh, kéo theo giảm giá các sản phẩm khí; giá phân bón giảm, nhu cầu yếu, tồn kho gia tăng; cung ứng điện, khí cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động do tình hình huy động không ổn định và nhiều cơ chế chính sách liên quan đang trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung; suy giảm sản lượng khai thác dầu khí tự nhiên ngày một lớn…
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo |
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn điều hành giao ban |
Trong bối cảnh đó, Petrovietnam đã tập trung công tác quản trị, điều hành quyết liệt; sớm hoàn thành phê duyệt, chấp thuận kế hoạch SXKD của các đơn vị thành viên, trực thuộc để tổ chức triển khai thực hiện. HĐTV Tập đoàn ban hành Quyết định 529/QĐ-DKVN ngày 15/02/2024 về giao chỉ tiêu, giải pháp triển khai nhiệm vụ kế hoạch quản trị năm 2024 của Tập đoàn (kế hoạch quản trị 529) với những mục tiêu phấn đấu cao; tổ chức làm việc với các đơn vị chủ chốt, đơn vị khó khăn, nhằm phấn đấu đạt được mục tiêu quản trị đề ra; khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn đến năm 2025; cùng với Ban Kinh tế Trung ương hoàn thành đề án trình Bộ Chính trị về đánh giá thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, thúc đẩy tạo cơ sở pháp lý, đường hướng cho việc thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn; công tác chuyển đổi số, quản lý nội bộ, các công tác khác tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ.
Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng
Chuyến tàu LNG nhập khẩu thứ 2 về Việt Nam chuẩn bị cung cấp cho phát điện |
Các nhà máy điện của Tập đoàn luôn đảm bảo độ khả dụng cao |
Phát huy hiệu quả của các giải pháp quản trị, điều hành, hoạt động SXKD của Petrovietnam được duy trì an toàn, ổn định. Trong tháng 3, tất cả các chỉ tiêu sản xuất cơ bản của Tập đoàn đều tăng mạnh so với tháng 2, đặc biệt khai thác dầu trung bình ngày trong tháng 3 đạt cao nhất từ đầu năm đến nay. Tháng 3 (so với tháng 2/2024) khai thác dầu thô đạt 0,87 triệu tấn, vượt 20,1% so KH tháng, tăng 9,3%; Khai thác khí đạt 618 triệu m3, vượt 35,7% KH tháng, tăng 20%; sản xuất đạm đạt 160,7 nghìn tấn, vượt 7% KH tháng, tăng 4,7%; sản xuất NPK đạt 34,4 nghìn tấn, tăng 74,3%; sản xuất điện đạt 2,61 tỷ kWh, tăng 74,3%.
Tính chung Quý I/2024 hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức KH: Khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% (dầu thô trong nước đạt 2,09 triệu tấn, vượt 20% KH; khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 0,45 triệu tấn, vượt 16,7% KH); khai thác khác khí đạt 1,69 tỷ m3, vượt 32% KH; sản xuất đạm đạt 475,8 nghìn tấn, vượt 7% KH; sản xuất NPK đạt 77,3 nghìn tấn, vượt 59% KH; sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 1,61 triệu tấn, vượt 22,5% KH (nếu tính gồm sản lượng từ NSRP đạt 3,61 triệu tấn, vượt 18,7% KH); sản xuất Polypropylen đạt 36,5 nghìn tấn, vượt 20,7% KH.
So với cùng kỳ, một số chỉ tiêu sản xuất thiết yếu của Petrovietnam Quý I/2024 đạt tăng trưởng như: Sản xuất xăng dầu (gồm cả NSRP) tăng 9,8%; sản xuất điện tăng 17,5%; sản xuất đạm tăng 3,2%; sản xuất NPK tăng 41%.
Nhờ thực hiện tốt công tác quản trị biến động nên mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam Quý I/2024 giảm 2 - 16% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đều hoàn thành vượt mức từ 33-56% kế hoạch quý và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn Quý I/2024 ước đạt 231 nghìn tỷ đồng, vượt 33% kế hoạch quý, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 31,3 nghìn tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch quý, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị thực hiện đầu tư toàn Tập đoàn đạt 4,93 nghìn tỷ đồng, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động SXKD của các đơn vị thành viên, trực thuộc ổn định, nhiều đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra như: BSR, PVOIL, Công ty mẹ Tập đoàn, PV GAS, PVCFC, PVI, PVDrilling... Công tác bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất đang bám sát tiến độ đề ra. Petrovietnam tiếp tục gia tăng cung ứng, đáp ứng tối đa nhu cầu khí, điện, xăng dầu, và các sản phẩm chủ lực khác cho nền kinh tế.
Xử lý các khó khăn, tồn đọng, thúc đẩy đầu tư phát triển
NMLD Dung Quất trong thời gian bảo dưỡng tổng thể vẫn thực hiện cung ứng sản phẩm cho thị trường |
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao kết quả SXKD khá toàn diện của Tập đoàn trong quý I. Phân tích các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động SXKD của Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV chỉ đạo cần có giải pháp để duy trì sản lượng lượng khai thác dầu khí, đặc biệt là sản lượng khai thác khí trong nước đang suy giảm mạnh; đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho sản xuất và độ khả dụng cao của các nhà máy điện trong cao điểm mùa nắng nóng; quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của các nhà máy lọc hóa dầu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực leo thang; tiếp tục thúc đẩy công tác đầu tư; kiểm soát rủi ro về tỷ giá;…; kiên quyết giữ mục tiêu theo kế hoạch quản trị của Tập đoàn.
Về mặt quản trị, đồng chí Lê Mạnh Hùng yêu cầu tiếp tục củng cố, rà soát, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, quy định quản trị, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro; rà soát các kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, đảm bảo tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật; sớm rà soát, cập nhật chiến lược, quy chế liên quan của Tập đoàn phù hợp với những sửa đổi trong Nghị quyết 41 sắp tới; Tập trung quản trị đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn như Lô B, nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất, đầu tư ở các khu vực dự kiến hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng như Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Phòng; giải quyết tồn tại ở các dự án khó khăn, yếu kém; thúc đẩy hợp tác quốc tế; xây dựng chiến lược quản trị nguồn nhân lực, thúc đẩy hoàn thiện quy hoạch cán bộ tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên một cách đồng bộ.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Mạnh Hùng, kết luận buổi giao ban, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã phân tích, đánh giá kết quả quý I, đồng thời đề nghị các Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực, chỉ đạo giải quyết các nội dung kiến nghị của các đơn vị, đưa ra thời hạn giải quyết và giám sát việc thực hiện. Các khối/lĩnh vực hoạt động, đơn vị bám sát và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch quản trị được giao.
Trong đó, lĩnh vực thăm dò khai thác, có giải pháp gia tăng sản lượng khai thác, đồng thời tập trung triển khai các dự án đầu tư, trọng tâm là Lô B, đảm bảo các mốc tiến độ đề ra, tiếp tục làm việc với các cấp thẩm quyền về tăng cường phân cấp, phân quyền để Tập đoàn thực hiện tốt các công việc liên quan.
Đối với lĩnh vực lọc hóa dầu và phân phối các sản phẩm xăng dầu, bám sát diễn biến thị trường, kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt, đánh giá tác động tình hình căng thẳng địa chính trị có nguy cơ ảnh hưởng đến cung ứng dầu thô cho các nhà máy lọc dầu thời gian tới, có biện pháp đảm bảo an ninh cung ứng dầu thô cho các đơn vị trong Tập đoàn.
Khối khí, điện, đạm: tối đa sản lượng khai thác, tiêu thụ khí để tăng doanh thu, nghiên cứu để vừa tăng sản lượng khai thác khí trong nước, vừa có phương án tăng lượng cung cấp LNG nhập khẩu, thúc đẩy hình thành các cơ chế, chính sách liên quan; dự báo và xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng điện kịp thời, tối ưu độ khả dụng các nhà máy điện, đảm bảo hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong cao điểm tháng 4, 5 tới, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban QLVNN tại doanh nhiệp về khả năng, kế hoạch thực hiện cung ứng điện.
Các đơn vị dịch vụ tận dụng cơ hội thuận lợi, mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cùng với việc triển khai đồng bộ các công việc trong chuỗi giá trị, hệ sinh thái của Tập đoàn.
Người lao động Dầu khí thực hiện công tác BDSC tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất |
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn chỉ đạo xử lý các vấn đề khó khăn tại các dự án như Long Phú 1, Nhơn Trạch 3 và 4, thúc đẩy triển khai các dự án Nhà máy điện Ô Môn 3, Ô Môn 4, đặc biệt là Ô Môn 4, để đảm bảo đồng bộ tiến độ chuỗi dự án Lô B; tổ chức hội nghị đầu tư tài chính để rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thúc đẩy triển khai trong thời gian tới. Tập trung thực hiện đề án tái cấu trúc lại Tập đoàn, trong đó các đơn vị chủ động xây dựng các kế hoạch để thực hiện công tác tái cấu trúc của đơn vị mình đảm bảo hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2023 – 2025. Xử lý dứt điểm, khắc phục các tồn tại, yếu kém theo kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra các cấp, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro; hỗ trợ các đơn vị để tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tăng vốn, chia cổ tức;…; rà soát, kịp thời phát hiện các lỗ hổng an ninh mạng, an toàn thông tin, đảm bảo hoạt động SXKD trên nền tảng số được xuyên suốt, hiệu quả.
Bổ sung, làm mới các động lực đối với lực lượng sản xuất của PVN- góc nhìn từ thực tiễn “Quản trị biến động; bổ sung động lực mới; làm mới động lực cũ” đang là phương châm để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ... |
Tiếp nối nguồn lực, kiến tạo tương lai, đưa Petrovietnam tới đỉnh cao mới “Với tinh thần “Một đội ngũ – Một mục tiêu”, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục khai mở những cơ hội trong khó khăn, ... |
Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm ... |