Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Quyết thực hiện nhiệm vụ cả nhiệm kỳ 2020 - 2025

24/06/2023 08:18 Phát triển bền vững Mai Hương
Ngày 23/6 tại Hà Nội, Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Petrovietnam góp phần quan trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Quyết thực hiện nhiệm vụ cả nhiệm kỳ 2020 - 2025
Toàn cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW); các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, đại diện các Ban của Đảng ở Trung ương.

Đồng chí Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp đã thay mặt Ban Thường vụ, trình bày báo cáo Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ III (nhiệm kỳ 2020 – 2025).

Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, Đảng ủy Tập đoàn đã tổ chức cho toàn Đảng bộ nghiên cứu, học tập Nghị quyết đại hội các cấp; xây dựng, ban hành Nghị quyết chuyên đề số 96-NQ/ĐU ngày 11/6/2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Giai đoạn 2020 – 2023, trước những biến động trên thế giới, nổi bật nhất là đại dịch Covid-19 bùng phát và xung đột giữa Nga – Ukraine đã gây nên cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, dẫn đến giá năng lượng trồi sụt bất thường theo xu hướng bất ổn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh năng lượng, an ninh lương thực...; lạm phát tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa,... làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Dầu khí.

Không những thế, Petrovietnam còn phải đối diện với những khó khăn khắc nghiệt: Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp và căng thẳng hơn trước; Xu hướng chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh, mạnh đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển mỏ khí và huy động khí, sản xuất điện của Tập đoàn thấp; Các mỏ dầu khí lớn ở khu vực truyền thống đã qua thời kỳ khai thác ổn định đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên; các lô/mỏ nhận lại từ nhà thầu nước ngoài chưa có cơ chế vận hành; Việc đầu tư cho tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng ở trong nước gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và trình tự, thủ tục đầu tư, cùng với việc tìm kiếm, triển khai các dự án tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt; Thị trường kinh doanh các sản phẩm chiến lược (Khí, LPG, xăng dầu, điện, đạm,...), các dịch vụ chủ lực (cung cấp giàn khoan, vận tải lỏng,...) diễn biến xấu, không ổn định.

Trong bối cảnh đó, Đảng ủy Tập đoàn đã phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện, tạo nên những thành tích ấn tượng; nổi bật là: triển khai đồng bộ các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả, linh hoạt, đặc biệt là quản trị biến động, phát huy hiệu quả hệ sinh thái chuỗi giá trị toàn ngành được triển khai quyết liệt, xuyên suốt những năm khó khăn khắc nghiệt do dịch bệnh Covid-19 và giá dầu diễn biến bất thường. Qua đó đã giúp Petrovietnam dự báo chính xác, phản ứng kịp thời, linh hoạt, tận dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực trong chuỗi giá trị để giảm thiểu thiệt hại từ các tác động tiêu cực, tận dụng tốt cơ hội thị trường, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, thông suốt, đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid bùng phát, giá dầu giảm mạnh, có thời điểm xuống mức âm, nhiều tập đoàn, công ty dầu khí quốc tế thua lỗ, phải cắt giảm nhân sự, thậm chí phá sản, Petrovietnam vẫn giữ vững được nhịp độ sản xuất kinh doanh, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Thành quả rõ nét như năm 2020 - ngoạn mục đạt mục tiêu kép trong “khủng hoảng kép”; năm 2021 - phục hồi tăng trưởng; năm 2022, tất cả các nhiệm vụ, chỉ tiêu của toàn Tập đoàn đều tăng trưởng cao so với trước đại dịch (2019), là động lực cho tăng trưởng, là bài học kinh nghiệm, là niềm tin lan toả để Petrovietnam phát triển bền vững.

Tập đoàn đã thực hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế đất nước; đã đóng góp vượt hàng trăm nghìn tỷ đồng với tỷ trọng trung bình trên 8% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Công tác xử lý các tồn tại 05 dự án/doanh nghiệp yếu kém khó khăn được triển khai khắc phục nghiêm túc, hiệu quả với quyết tâm cao nhất và sự tham gia đồng bộ của toàn bộ hệ thống chính trị, đoàn thể trong Tập đoàn, theo đúng các chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ/ngành đã mang lại những chuyển biến tích cực. Đã hồi sinh các dự án chậm tiến độ (Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái bình 2), đưa vào vận hành khai thác ổn định, hiệu quả.

Tập đoàn đã chủ động bám sát cơ quan có thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách, thúc đẩy hoàn thiện thể chế; Đã tập trung quản trị tốt danh mục đầu tư trong tất cả 05 lĩnh vực; duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, ổn định thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch tài chính đề ra. Công tác chuyển đổi số đạt được những kết quả bước đầu, hình thành nền tảng đồng bộ của Petrovietnam. Thực hiện thành công tái tạo văn hóa Petrovietnam, phục hồi thương hiệu Petrovietnam – Tập đoàn kinh tế, năng lượng chủ lực của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh Quốc gia trên biển.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Quyết thực hiện nhiệm vụ cả nhiệm kỳ 2020 - 2025
Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn phát biểu tại Hội nghị.

Tổ chức đảng các cấp trong toàn Đảng bộ đã giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, đặc biệt trong giai đoạn “khủng khoảng kép”. Phương thức lãnh đạo của Đảng ủy được chú trọng đổi mới, tập trung rà soát, khắc phục các khâu yếu kém trong công tác cán bộ, tạo chuyển biến tích cực và ngày càng đi vào nền nếp. Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong Tập đoàn được chú trọng và tăng cường theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp tiếp tục được tái cơ cấu với quyết tâm chính trị cao, cùng với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đã khẩn trương thành lập các ban/văn phòng tham mưu giúp việc Đảng ủy Tập đoàn. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được coi trọng, thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả hơn.

“Nửa nhiệm kỳ qua, trong muôn vàn khó khăn, nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ; lấy lại được niềm tin của người lao động, của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”, báo cáo khẳng định.

Đánh giá về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc nhấn mạnh toàn Tập đoàn đã nỗ lực cố gắng, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu trong Nghị quyết, có tăng trưởng cao. Cụ thể, 10/12 chỉ tiêu đã đạt và vượt rất cao gồm: Tổng doanh thu toàn Tập đoàn giai đoạn 2020-2022 đạt 2.117 nghìn tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch, đạt mức tăng trưởng 10-50%/năm vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra (tăng 3-5%/năm). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn giai đoạn 2020-2022 đạt 147,6 nghìn tỷ đồng, vượt 210% kế hoạch, đạt mức tăng trưởng 47% - 210%/năm vượt rất xa mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra (tăng 2-4%/năm).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân đạt 12,9%/năm vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra (8%/năm). Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn giai đoạn 2020-2022 đạt 366,1 nghìn tỷ đồng vượt 75% kế hoạch, đạt mức tăng trưởng 36-52%/năm vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra (tăng 2-4%/năm).Thực hiện bảo toàn và phát triển vốn theo quy định: tại thời điểm 31/12/2022, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 2,97 lần; hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 3,66 lần cho thấy Công ty mẹ- Tập đoàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thu nhập bình quân hằng năm tăng 8,27% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (tăng từ 3-5%).

Trong 3 năm qua, Đảng bộ Tập đoàn đều đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Tổ chức đảng các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt tỷ lệ trung bình hằng năm là 89,33% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (80%). Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt tỷ lệ trung bình hằng năm là 95,2% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (80%). Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tập đoàn và các ban xây dựng đảng đã tiến hành 50 cuộc kiểm tra, giám sát đối với 29 tổ chức đảng và 14 đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, đơn vị và giám sát 01 tổ chức chính trị-xã hội, đạt tỷ lệ 90,6% số tổ chức đảng trực thuộc, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng khẳng định đây chính là cơ sở để Tập đoàn tiếp tục phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ.

Xác định nửa cuối nhiệm kỳ Tập đoàn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, biến động khó lường, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị cần nghiêm túc tập trung nhận diện các tồn tại để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả. Tích cực triển khai đề án tái cơ cấu Tập đoàn với mục tiêu bao trùm là xây dựng, phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành Tập đoàn công nghiệp, năng lượng quốc gia gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Hội nghị cũng nghe các tham luận, trao đổi, đánh giá, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, quyết liệt hơn trong hành động, tập trung cao vào những nội dung trọng tâm cần ưu tiên lãnh đạo, phấn đấu toàn Đảng bộ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà đại hội các cấp đã đề ra.

Đồng chí Bùi Minh Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Thành viên HĐTV Tập đoàn chia sẻ trong thời gian tới cấp ủy cần đặc biệt phát huy vai trò của người đứng đầu thì quan hệ công tác giữa cấp ủy với Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc mới có thể phát triển và đóng góp tích cực cho sự thành công của tổ chức.

Để có điều kiện, cơ sở để triển khai công tác thăm dò khai thác dầu khí, gia tăng trữ lượng hiệu quả, bên cạnh các giải pháp về mặt kỹ thuật, công nghệ, đồng chí Lê Ngọc Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết trong thời gian tới Tập đoàn sẽ nỗ lực, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để hoàn thiện các văn bản quy định dưới Luật (Nghị định, Thông tư, quy định nội bộ của Tập đoàn) để đảm bảo Luật Dầu khí 2022 được thực hiện một cách đầy đủ từ 01/07/2023 góp phần thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Quyết thực hiện nhiệm vụ cả nhiệm kỳ 2020 - 2025
Người lao động Dầu khí thực hiện Nghi thức chào cờ trên giàn PPD-40.000.

Về công tác xây dựng đảng trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, đồng chí Phạm Xuân Cảnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV khẳng định nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Tập đoàn đã đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, nỗ lực cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết, cùng với đó đã cơ bản khắc phục, xử lý các tồn tại từ các nhiệm kỳ trước một cách hiệu quả, mở ra thời kỳ phát triển mới trong Tập đoàn. Qua những kết quả đạt được trong những năm qua, đồng chí Phạm Xuân Cảnh cho rằng mô hình Đảng bộ toàn Tập đoàn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thành công, trở thành điển hình cho việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, đây cũng là cơ sở củng cố vững chắc niềm tin cho tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động dầu khí phát huy truyền thống, xây dựng và phát triển Tập đoàn bền vững trong giai đoạn tới.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối DNTW ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả, thành công vượt khó của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ vừa qua. Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2020 – 2025, đồng chí Nguyễn Đức Phong đề nghị Đảng ủy Tập đoàn tiếp tục phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ, xây dựng phương án tổ chức, gắn với tái cơ cấu bộ máy phù hợp, hiệu quả. Tăng cường nghiên cứu, nhận diện, tham mưu đề xuất đưa ra các định hướng phát triển bền vững của ngành Dầu khí. Với những kết quả đã đạt được, đồng chí Nguyễn Đức Phong tin tưởng Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, khẳng định vị trí, vai trò của Đảng bộ Tập đoàn trong Đảng bộ Khối, là điển hình của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước.

Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam đề nghị toàn Đảng bộ tập trung tiếp tục triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung, giải pháp mà nghị quyết và chương trình hành động thực hiện nghị quyết đã đề ra. Đặc biệt triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả và bài học kinh nghiệm; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; vượt qua mọi khó khăn, thách thức, cùng Đảng bộ/Tập đoàn tiếp tục phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội các cấp đã đề ra.

Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch 4 tháng đầu năm 2023 Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch 4 tháng đầu năm 2023

Các tin khác

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nhiều đường dây tội phạm đã thực hiện hành vi thu thập, buôn bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng.
Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc khai thác, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Ngày 26/02/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập - cột mốc khẳng định sự trưởng thành và những bước tiến bền vững của VARS trong hành trình phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu một thập kỷ VARS đồng hành cùng cộng đồng môi giới bất động sản mà còn là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, khẳng định vai trò tiên phong trong việc kết nối, nâng cao giá trị nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động