Thành Đô Group chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 1 tỷ đồng
Bảo hiểm Xã hội TP. HCM công bố Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Thành Đô chậm đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: N.L. |
Cụ thể, công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Thành Đô chậm đóng bảo hiểm xã hội tổng 8 tháng là 1,061 tỷ đồng. Số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 30/11/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 12/12/2024.
Nhịp sống Doanh nghiệp ghi nhận, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Thành Đô thành lập năm 2007, trụ sở tại số 16 Bình Lợi, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Doanh nghiệp do ông Phạm Quốc Trí làm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện. Chi tiết là sản xuất, gia công đồ gỗ (trừ chế biến gỗ tại trụ sở).
Tập đoàn Xây dựng Thành Đô có vốn điều lệ 99 tỷ đồng, tại lần thay đổi gần nhất ngày 19/06/2023.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:
4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
Như vậy, nếu chậm đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định tại Điều 17 các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động. 7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. |
Xem thêm: Người lao động cần làm gì khi công ty không chốt số bảo hiểm xã hội?
08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có ... |