Tiền gửi tiết kiệm của dân đổ vào ngân hàng đạt mức cao kỷ lục |
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) , tính chung cả năm 2023, lãi suất huy động đã giảm bình quân 2,5 - 3% so với đầu năm.
Dù vậy, mới đây, NHNN công bố tại Hội nghị ngành ngân hàng sáng 8/1 công bố, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đến cuối năm 2023 đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng (tăng trưởng 13,2% so với cuối năm 2022). Đây là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.
Như vậy, trong năm 2023, tiền gửi của của cư dân và các tổ chức kinh tế đã tăng thêm 1,68 triệu tỷ đồng, mức tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Riêng quý IV, tiền gửi của cư dân và các tổ chức kinh tế tăng trên 800.000 tỷ đồng. Nếu so với năm 2022, lượng tiền gửi tăng thêm trong năm 2023 cao gần gấp đôi.
Tiền gửi vào các tổ chức ngân hàng tăng mạnh giữa bối cảnh lãi suất huy động năm 2023 xuống thấp hơn giai đoạn COVID-19 do thanh khoản hệ thống dư thừa, nhu cầu tín dụng yếu. Hiện hầu hết nhà băng đang niêm yết lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức dưới 6% năm.
Số liệu được các ngân hàng lớn công bố mới đây cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi ở mức cao trong năm 2023. Cụ thể, huy động vốn của BIDV đến cuối năm 2023 đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,5%; VietinBank đạt 13,7%, Vietcombank tăng 12,1%.
Cũng tại hội nghị, NHNN cho biết, đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 13,71% so với cuối năm 2022, thấp hơn không đáng kể so với mức tăng 14,18% của năm trước.
Như vậy, trong năm 2023, tổng dư nợ toàn nền kinh tế đã tăng thêm hơn 1,63 triệu tỷ đồng, cao hơn 153.000 tỷ đồng so với mức tăng của năm 2022.
Năm 2023, NHNN đã chủ động điều hành, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mức 5,05%.
Mặc dù mặt bằng lãi suất thế giới vẫn ở mức cao nhưng NHNN đã mạnh dạn 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, duy trì thanh khoản dồi dào để hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, đưa mặt bằng lãi suất cho vay mới trở về mức trước dịch Covid 19, giảm khoảng hơn 2% so với cuối năm 2022.
Đồng thời, NHNN cũng điều hành tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Song song với đó, NHNN ban hành và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như Thông tư 02 cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn. Ban hành Thông tư 03, Thông tư 06 hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển thị trường TPDN, thị trường bất động sản. Tổ chức hàng 460 chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trên toàn quốc;...
Lãi suất huy động liên tục đi xuống trong thời gian qua. |
Vì sao lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng? Tiền gửi tiết kiệm vào các ngân hàng tiếp tục tăng trong tháng 6, bất chấp lãi suất huy động giảm sâu và thị trường ... |
Bảo hiểm tiền gửi tham gia kiểm soát đặc biệt, xử lý các ngân hàng yếu kém ra sao? Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ... |
Tiền gửi tiết kiệm của dân đổ vào ngân hàng đạt mức cao kỷ lục 7 tháng đầu năm 2023, lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,3 triệu tỷ đồng, đây là mức ... |