VEAM: Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 6071 tỷ đồng, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của BIC đạt hơn 250 tỷ đồng |
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. |
Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ở các ngân hàng bao gồm: 2052,5 tỷ gửi ở ngân hàng Seabank, 2135 tỷ gửi Agribank, 1695 tỷ gửi ngân hàng Vietinbank, 6666 gửi BIDV, 1386,4 tỷ gửi Vietcombank, 30 tỷ gửi ACB chi nhánh Bỉm Sơn…
Cũng tại 30/6/2023 VEA có các khoản phải thu ngắn hạn là 7244 tỷ, gấp đôi so với đầu năm, Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 397,4 tỷ, xấp xỉ đầu năm. Tài sản dài hạn 3696 tỷ, xấp xỉ đầu năm, trong đó Tài sản cố định 456 tỷ, Tài sản dở dang dài hạn 58,2 tỷ và Đầu tư tài chính dài hạn 3144 tỷ, gồm 2656 tỷ đầu tư vào công ty con, 707 tỷ đầu tư vào công ty liên kết liên doanh, 11 tỷ đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Quý 2/2023 VEA đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 81 tỷ, bằng nửa quý 2/2022, doanh thu hoạt động tài chính 6170 tỷ, tăng 33,7% so với quý 2 năm ngoái, chi phí bán hàng 5,5 tỷ, giảm 34% so với cùng kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp 35,6 tỷ, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý 2/2023 đạt 6121 tỷ, tăng 33,3% so với quý 2/2022, lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 đạt 6071 tỷ, tăng 33,2% so với quý 2 năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, VEA đạt lợi nhuận sau thuế 6226 tỷ, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, VEAM đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 533 tỷ và doanh thu tài chính 5918 tỷ, lợi nhuận sau thuế 5623,9 tỷ. Đại hội thường niên 2023 của VEA đã thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2022 là 3734 đ/cổ phần. Với vốn điều lệ hiện tại 13/288 tỷ đồng, VEAM sẽ phải chi ra 4962 tỷ để chia cổ tức và cổ đông lớn nhất là Bộ Công Thương ước tính sẽ thu về gần 4400 tỷ đồng.
VEAM có vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 88,47% do Bộ Công Thương quản lý. VEAM hoạt động trên 3 mảng kinh doanh chính: Cơ khí chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp; sản xuất, chế tạo lắp ráp ô tô, xe máy; và công nghiệp phụ trợ. Trong đó quan trọng nhất là mảng sản xuất, chế tạo lắp ráp ô tô. VEAM là đối tác Việt Nam tham gia góp vốn và thành lập các liên doanh Toyota Việt Nam (hiện VEAM nắm 20%), Honda Việt Nam (hiện VEAM nắm 30%), Ford Việt Nam (25%, thông qua công ty con là VEAM DISOCO), Mekong Auto, Kumba và VEAM Korea
VEAM là doanh nghiệp lớn nhất về qui mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, các sản phẩm của VEAM như: máy cày, động cơ đốt trong (xăng và diesel), máy xay xát lúa và hộp số nuôi tôm rất được thị trường nội địa ưa thích và đã bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Lợi nhuận của VEAM chủ yếu có được từ các liên doanh gà đẻ trứng vàng nói trên. Kết quả kinh doanh năm 2022 của VEAM cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 533 tỷ, doanh thu tài chính 5918 tỷ, lợi nhuận sau thuế 5623,9 tỷ. Phần lớn doanh thu tài chính của công ty là cổ tức được chia từ các liên doanh ô tô xe máy đã nêu.
Tổng tài sản SHB đạt 585 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 6.073 tỷ đồng |