Vì sao Mỹ tăng mạnh nhập khẩu hàng hóa ASEAN trong nhiều tháng gần đây?
Nhìn chung, hàng hóa xuất từ châu Á sang Mỹ trong tháng 10/2022 giảm 9% sau khi giảm 3% trong tháng 9/2022, theo số liệu của Trung tâm Hàng hải Nhật. Nhu cầu hàng hóa của Mỹ trước thềm mùa mua sắm cao điểm hiện thấp hơn khi mà nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tích trữ hàng hóa trong thời kỳ đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn.
Tổng lượng hàng hóa hướng đến Mỹ từ các cảng Trung Quốc trong đó có Hồng Kông đạt tổng 876.786 đơn vị TEU trong tháng 10/2022, giảm 21% so với cùng kỳ năm và hiện ở mức thấp nhất tính từ tháng 5/2020. Mức sụt giảm trong tháng 10 tiếp diễn sự sụt giảm đến 13% trong tháng 9/2022 khi mà TEU rơi xuống dưới ngưỡng 1 triệu lần đầu tiên trong 13 tháng là 932.973 đơn vị.
Ngược lại, lượng hàng hóa xuất từ các nước thành viên Đông Nam Á đang tăng lên, mức tăng ghi nhận 22% lên 415.251 đơn vị TEU trong tháng 10/2022 sau khi tăng 23,1% lên 402.882 đơn vị TEU vào tháng liền trước đó. Tăng trưởng này có nguyên nhân trực tiếp từ sự phục hồi của xuất khẩu yếu sau khoảng thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Các số liệu mới nhất đồng nghĩa ASEAN chiếm khoảng 26% trong tổng số hàng hóa đến Mỹ từ châu Á trong tháng 10/2022, tỷ lệ cao nhất tính từ tháng 3/2020, trong khi đó tỷ lệ hàng hóa Trung Quốc giảm xuống còn 54% khi mà Trung Quốc chật vật với tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao.
Việc sản xuất một số loại mặt hàng tiêu dùng sang Mỹ thông thường vốn ở Trung Quốc, ví như hàng nội thất, chăn ga gối hoặc đồ may mặc, giờ đây đang chuyển sang Việt Nam và nhiều nước thành viên ASEAN khác.
Một yếu tố quan trọng đằng sau sự thay đổi này chính là việc nhu cầu hàng hóa gia dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19 tại Mỹ trước đây giờ đang hạ nhiệt. Nhiều người bị mắc kẹt ở nhà vào thời kỳ đầu đại dịch COVID-19 khi đó chạy đua mua thêm nội thất và hàng điện tử. Dù rằng nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu tăng lên, từng có khi các cảng của Mỹ tắc nghẽn tàu chờ bốc dỡ hàng, chính vì vậy chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc nghẽn.
Tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu các sản phẩm cao su và máy móc sang Mỹ tăng đáng kể trong giai đoạn 2020-2021 so với giai đoạn 2018-2019, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank – ông Kaori Yamato. Tăng trưởng này có nguyên nhân trực tiếp từ việc xuất khẩu găng tay và máy tính, sản phẩm bắt buộc cần phải có cho những người làm việc tại nhà.
“Sản phẩm máy tính phải chịu thuế cao, tuy nhiên nhờ vào biện pháp miễn trừ và giảm thuế quan, nhập khẩu tăng trưởng trong bối cảnh nhu cầu tăng đột biến. Còn khi mà đại dịch COVID-19 hạ nhiệt trong năm nay, nhu cầu với những hàng hóa đặc thù trong thời đại dịch COVID-19 đó đang giảm đi, đồng thời chuỗi cung ứng đang hạ nhiệt.
Hoạt động vận tải hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi lạm phát cao xuất phát từ căng thẳng Nga – Ukraien và nhu cầu tiêu dùng đi xuống chịu ảnh hưởng bởi các đợt nâng lãi suất.
“Lạm phát đang khiến cho cuộc sống của các hộ gia đình Mỹ trở nên khó khăn, đặc biệt nhóm thu nhập thấp. Đối với mặt hàng quần áo, nhu cầu đang dịch chuyển từ Trung Quốc, nước chuyên xuất khẩu nhiều mặt hàng chất lượng cao, sang nhiều loại mặt hàng chi phí hợp lý hơn từ Việt Nam và Campuchia”, ông Yamato nói.
Hàng sản xuất tại ASEAN rẻ hơn so với hàng sản xuất tại Trung Quốc bởi nhiều yếu tố ví như chi phí lao động dẫn đến việc sản xuất chuyển hướng sang ASEAN, theo chuyên gia Takeomi Yoshioka tại Viện Thương mại và Đầu tư Quốc tế (IITI).
Một yếu tố khác cần phải quan tâm chính là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang. Tháng 10/2022, Mỹ đưa ra biện pháp kiểm soát mạnh mẽ với sản phẩm chip xuất khẩu của Trung Quốc với mục tieu để ngăn nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này có được công nghệ cao phục vụ cho các mục đích liên quan quân sự.