Vietjet nợ bảo hiểm người lao động hơn 8,4 tỷ đồng
Bổ sung 5 nhóm, mở rộng khoảng 3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN) nợ bảo hiểm hơn 10 tỷ đồng |
Theo công bố của BHXH TP. Hà Nội, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã: VJC) chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động hơn 8,4 tỷ đồng, số liệu tính đến hết 30/9/2023.
Theo Khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, khi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN thì sẽ bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền phải nộp BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Nếu công ty chậm đóng BHYT, người lao động sẽ không được cấp thẻ BHYT hoặc đã có thẻ thì sẽ không được gia hạn. Khi đó, thẻ BHYT đã cấp sẽ không có giá trị sử dụng. Trong thời gian này, nếu không may bị ốm đau, tai nạn mà phải đi khám chữa bệnh, người lao động phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Vietjet thành lập năm 2007, trụ sở phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Tại lần thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp gần nhất tháng 4/2023, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Chủ tịch HĐQT), ông Đinh Việt Phương (Tổng Giám đốc) và bà Hồ Ngọc Yến Phương (Phó Tổng Giám đốc) là người đại diện pháp luật. Vốn điều lệ Công ty ghi nhận hơn 5.416 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những thành viên sáng lập của Vietjet, đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT Vietjet từ năm 2023, trước đó bà Thảo là Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc.
Ngoài làm Chủ tịch HĐQT Vietjet, bà Thảo còn đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch thường trực HĐQT tại HDBank.
Công ty cổ phần Hàng không Vietjet chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động hơn 8,4 tỷ đồng, số liệu tính đến hết 30/9/2023. Ảnh: THANH TÂM. |
Vietjet là một trong những hãng hàng không giá rẻ trong khu vực và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ và giấy phép kinh doanh vận tải và khai thác hàng không; là hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất Việt Nam 40%.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu vận tải hàng không và hợp nhất Vietjet đạt lần lượt 25,1 nghìn tỷ đồng và 29,5 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 69% và 85% so với cùng kỳ 2022.
Mảng doanh thu phụ trợ duy trì mức tăng trưởng cao, đạt gần 9.000 tỷ đồng, gấp hai lần cùng kỳ và đóng góp 40% tổng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế vận tải hàng không và hợp nhất đạt 48 tỷ đồng và 137 tỷ đồng, thấp hơn so với báo cáo trước soát xét do tăng thêm chi phí marketing và quảng cáo để mở rộng các đường bay quốc tế và hoãn ghi nhận một doanh thu thương mại tài chính tàu bay.
Vietjet cho biết, đã mở mới 11 đường bay quốc tế đến Úc, Indonesia, Ấn Độ, nâng tổng số đường bay tại thời điểm 30/6/2023 lên 120 đường bay (45 đường bay quốc nội, 75 đường bay quốc tế). Ngoài ra, Vietjet đã tích cực khôi phục và nối lại hơn 20 đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc
Địa ốc Phú Long kinh doanh lãi 4 tỷ đồng/ngày, nợ phải trả tăng mạnh hơn 64.000 tỷ đồng Nửa đầu năm 2023, Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long (thành viên Tập đoàn Sovico) kinh doanh có lãi sau thuế hơn 772 ... |
Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN) nợ bảo hiểm hơn 10 tỷ đồng Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội chậm đóng BHXH, bảo hiểm y ... |
Dat Bike nói đơn vị sản xuất đã xin phép, từ chối cung cấp thông tin bằng chứng Sáng 23/10, Công ty TNHH MTV Dat Bike Viet Nam đã có công văn thông tin rõ về đoạn phim ra mắt sản phẩm xe ... |