Hơn 20.000 đơn vị ở TP.HCM nợ BHXH từ 3 tháng trở lên, nhiều nơi nợ hàng chục tỷ đồng |
Thông tin công khai của BHXH TP. Hà Nội, các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm, gồm: Công ty Cổ phần anh ngữ APAX (tầng 2, tòa 25T1 Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy) chậm đóng 42 tháng với tổng số tiền 54,8 tỷ đồng; Công ty Cổ phần LILAMA 3 (số 86 đường Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) chậm đóng 106 tháng với tổng số tiền 43,7 tỷ đồng.
Công ty TNHH May mặc Xuất khẩu VIT Garment (Khu CN Quang Minh, Mê Linh), chậm đóng 40 tháng với tổng số tiền 34,8 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cầu 12 (463 Nguyễn Văn Linh, Phúc Đồng, Long Biên) chậm đóng 78 tháng với tổng số tiền 30,9 tỷ đồng.
Chi nhánh Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên VINAXUKI - Nhà máy sản xuất ô tô số 1, Mê Linh (P501, tòa nhà Viglacera, số 2 Hoàng Quốc Việt) chậm đóng 134 tháng với tổng số tiền 24,2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Sông Đà 6 (Nhà TM, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông) chậm đóng 40 tháng với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Km 9, Bắc Thăng Long Nội Bài, KCN Quang Minh, Mê Linh) chậm đóng 39 tháng với tổng số tiền 20,4 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng 121 CIENCO1 (số 2 đường Ngọc Lâm, Long Biên) chậm đóng 119 tháng với tổng số tiền 20,3 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (tầng 28, Tòa nhà FLC Twin Tower, đường Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy) chậm đóng 19 tháng với tổng số tiền 9,5 tỷ đồng,...
Công ty Cổ phần anh ngữ APAX chậm đóng 42 tháng với tổng số tiền 54,8 tỷ đồng. Ảnh: APAX ENGLISH. |
Căn cứ Điều 17 Luật BHXH 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
- Chậm đóng tiền BHXH, BHTN.
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN.
- Sử dụng quỹ BHXH, quỹ BHTN không đúng pháp luật.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH, BHTN.
- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về BHXH, BHTN.
Như vậy, hành vi chậm đóng BHXH thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật BHXH.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội Đây là đề xuất của Chính phủ gửi cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyết định hoãn xuất cảnh với người đại diện, người ... |
BHXH Quảng Nam: Đến hết 31/7/2023, Công ty Mai Đoàn còn chậm đóng hơn 2,6 tỷ là đúng Ông Văn Phú Quân - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Nam xác nhận với phóng viên Tạp chí Lao động ... |
Quảng Nam: Người lao động bị chậm đóng bảo hiểm gần 299 tỷ đồng Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, tính đến hết tháng 7/2023, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ... |