Bộ Công thương tiếp tục đề nghị tăng giá điện
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá mới đây, Bộ Công Thương kiến nghị điều chỉnh giá điện trong năm nay, mặc dù đã hai lần tăng giá điện trong năm 2023 (mức 3% và 4,5%), song đến nay khoản lỗ của EVN vẫn chưa thể khắc phục.
Tháng 12/2023, EVN gửi báo cáo trình Bộ Công Thương cho biết, giá điện bình quân năm 2023 của tập đoàn ước đạt 1.950 đồng/kWh, mặc dù tăng 68,48 đồng/kWh song vẫn đang thấp hơn so với giá thành.
Trong năm 2023, tập đoàn này đã lỗ 17.000 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ 24.595 tỉ đồng. Trước đó, trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2022, EVN cho biết, công ty mẹ chịu khoản lỗ 26.499 tỉ đồng và toàn tập đoàn lỗ 20.747 tỉ đồng do giá nhiên liệu cho sản xuất điện, tỉ giá tăng cao.
|
Tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2023, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc EVN - cho hay, năm 2023 tập đoàn đối diện với "khó khăn kép" từ cả bên trong và bên ngoài, làm ảnh hưởng đến cung ứng điện, giá nguyên liệu sản xuất điện vẫn ở mức cao, đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, tổng công suất nguồn đến cuối năm 2023 là hơn 80.556 MW, trong đó năng lượng tái tạo chiếm 26,9%, tua bin khí và dầu chiếm 10,3%, nhiệt điện than chiếm 33,2% và thủy điện là 28,4%. Nguồn của EVN chiếm 37,3%, TKV và PVN là 10%, còn lại là nhà đầu tư tư nhân và BOT.
“Với cơ cấu nguồn như vậy, ngoài nguồn thủy điện và năng lượng tái tạo giá thành tương đối ổn định, còn lại trên 43% nguồn điện giá biến đổi theo giá than, giá khí và dầu, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện và giá thành của EVN” - ông Tuấn nói.
Trước đề xuất của Bộ Công thương, ông Ngô Đức Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, nhấn mạnh việc đẩy nhanh các dự án nguồn điện thay tăng giá mới là giải pháp căn cơ cho ngành điện, thay vì lấy việc tăng giá điện để xử lý các khoản lỗ của EVN. Do vậy, đề xuất tăng giá điện cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vị chuyên gia này cho rằng, giá điện cần sự ổn định để giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, bởi giá điện khác với các sản phẩm khác như xăng dầu, chịu ảnh hưởng tức thời của giá thế giới, không đòi hỏi tần suất điều chỉnh ngắn.
Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản gửi EVN yêu cầu khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng. Theo đó, EVN sẽ xây dựng lộ trình và đề xuất đối tượng khách hàng sử dụng điện áp dụng giá bán điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng.
Trên cơ sở đề xuất về cơ chế và lựa chọn đối tượng khách hàng, công ty điện lực tính toán đối chứng, so sánh việc áp dụng giá bán điện hai thành phần với việc áp dụng giá bán điện theo biểu giá điện hiện hành.
Giá bán lẻ điện bình quân trong 15 năm qua. |
Tháng 11 Hà Nội thay đổi lịch ghi công tơ điện, giá điện có tăng đột biến? Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) thông báo sẽ thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện vào ngày cuối cùng của ... |
Năm 2024 khó xảy ra thiếu điện, nhưng giá điện sẽ tăng Chuyên gia dự báo năm 2024, nhờ rút kinh nghiệm sau khủng hoảng hồi tháng 6 do thiếu điện, có thể sẽ đủ điện nhưng ... |
Thứ trưởng Bộ Công Thương lý giải tăng giá điện theo bậc thang Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, giá điện theo bậc thang vẫn phù hợp với Việt Nam và các nước khác ... |