Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn
Giá điện tăng 4,8%, khách hàng sử dụng điện sinh hoạt phải trả thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng? |
Giá điện gồm 2 thành phần như cước điện thoại
Đầu năm 2024, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê tư vấn tính toán, xây dựng Đề án “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần (giá công suất, giá điện năng) cho các nhóm khách hàng sản xuất và kinh doanh”. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương cho biết, nội dung đề án đã được hoàn thiện.
Theo đề án, EVN đề xuất phương án cơ sở là hệ thống giá thuần túy phản ánh chi phí cung cấp điện và có xét tới đặc điểm tiêu dùng điện của các nhóm khách hàng.
Theo đó, giá điện 2 thành phần sẽ bao gồm giá công suất và giá điện năng, tức là số tiền phải trả cho phần công suất đăng ký sử dụng và lượng điện năng tiêu thụ thực tế, thay vì chỉ tính theo lượng điện tiêu thụ thực tế như hiện nay. Cơ chế giá điện này có thể hiểu nôm na giống với giá cước điện thoại cố định, tức là có một khoản cước thuê bao cố định hàng tháng, thứ 2 là tiền cước dựa trên số cuộc gọi phát sinh.
EVN đề xuất phương án tính giá điện 2 thành phần bao gồm giá công suất và giá điện năng. |
3 nhóm khách hàng để tính giá điện 2 thành phần
Đề án đã phân loại 3 nhóm khách hàng gồm khách hàng ngoài sinh hoạt, khách hàng sinh hoạt có sản lượng trên 2.000 kWh/tháng và dưới 2.000 kWh/tháng. Ngoài ra, 4 cấp điện áp được áp giá gồm: siêu cao áp, cao cáp, trung áp và hạ áp.
Việc phân loại các đối tượng trên được xem là mang tính tham chiếu cho hệ thống biểu giá bán lẻ điện 2 thành phần cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Cụ thể, nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt sẽ chung một biểu giá điện 2 thành phần theo dạng giá công suất (đồng/kW) và giá điện năng cao thấp điểm (đồng/kWh). Đây là 3 nhóm gồm sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp trong hệ thống giá hiện hành.
Khách hàng sinh hoạt có quy mô và sản lượng tiêu dùng lớn hơn 2.000kWh/tháng sẽ giống như khách hàng ngoài sinh hoạt nhưng tiêu dùng ở cấp điện áp hạ áp. Thống kê cho thấy nhóm này lên tới 56.000 khách hàng, nên việc trang bị hệ thống đo đếm 2 thành phần là chưa thể thực hiện ở giai đoạn trước mắt.
Vì vậy có thể xem xét phương án giá 2 thành phần theo cách thức áp dụng với hộ có sản lượng dưới 2.000kWh/tháng, tức là thu giá cố định theo gói và giá điện năng không đổi.
Với nhóm khách hàng có sản lượng tiêu dùng thấp (<2.000kWh/tháng), biểu giá sẽ bao gồm giá cố định theo quy mô tiêu dùng và giá điện năng đồng giá (mức 1.598 đồng/kWh).
Đây là nhóm có lượng khách hàng đông. Trong khi đó, nhóm khách hàng tiêu dùng dưới 50kWh/tháng vẫn đang được hưởng sự hỗ trợ từ Chính phủ. Vì vậy quy mô tiêu dùng để tính giá cố định đang được xây dựng theo dạng bậc thang hiện hành.
Do đó việc triển khai áp dụng cần có lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn. Đi kèm với quá trình này là sự chuẩn bị đầy đủ các vấn đề về hạ tầng đo đếm, đặc biệt các vấn đề về hành lang pháp lý và truyền thông.
Trước mắt sẽ áp dụng thử nghiệm đối với các hộ điển hình thuộc nhóm các khách hàng sử dụng điện lớn
Theo đề xuất của EVN, trước mắt sẽ áp dụng thử nghiệm giá điện 2 thành phần cho các hộ điển hình và hiệu quả thuộc nhóm các khách hàng sử dụng điện lớn. Trong giai đoạn này, ngành điện và khách hàng vẫn sử dụng hệ thống giá hiện hành để tính hóa đơn tiền điện.
Kết quả biểu giá 2 thành phần sẽ phục vụ cho kiểm soát nội bộ khi thử nghiệm để làm căn cứ tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp trước khi đưa vào triển khai chính thức.
Cơ chế giá điện 2 thành phần buộc người sử dụng điện phải chú ý đến quá trình sử dụng điện, nâng cao hiệu quả sử dụng và thực hành tiết kiệm điện hiệu quả hơn.
Ví dụ, 2 hộ sử dụng điện cho ngoài sinh hoạt có cùng mức sản lượng 260.000kWh/năm sẽ cùng trả một mức hóa đơn dù chế độ sử dụng điện khác nhau. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo biểu giá 2 thành phần, hộ có hệ số phụ tải lớn sẽ trả chi phí tiền điện ít hơn (do giảm được chi phí công suất).
Hay như 2 khách hàng cùng tiêu thụ 40kWh/ngày nhưng khách hàng dùng 40kWh trong 2 giờ sẽ được tính giá khác với khách dùng 40kWh trong vòng 24 giờ. Như vậy có thể thấy cơ chế biểu giá điện 2 thành phần phản ánh chính xác chi phí phải bỏ ra để phục vụ mỗi khách hàng, là chi phí đường dây, trạm biến áp và chi phí điện năng…
Thứ trưởng Bộ Công Thương lý giải tăng giá điện theo bậc thang Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, giá điện theo bậc thang vẫn phù hợp với Việt Nam và các nước khác ... |
Bộ Công thương tiếp tục đề nghị tăng giá điện Bộ Công Thương kiến nghị xem xét điều chỉnh giá điện năm 2024 để đảm bảo phản ánh biến động các thông số đầu vào ... |
Chính phủ yêu cầu chỉnh giá điện với mức độ và thời điểm phù hợp Điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục... với mức độ và thời điểm phù hợp, hạn chế tác động đến lạm phát, ... |