Bộ Tài chính chỉ sai phạm của Sun Life và 3 doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng
Lộ diện 10 công ty bảo hiểm nhân uy tín năm 2023, Manulife Việt Nam rớt khỏi Top |
Ảnh minh hoạ, |
Theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, thời gian qua thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng.
Cụ thể, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng còn nhiều sai phạm. Trong đó, khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới sai phạm nhiều nhất.
Các hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp. Ngân hàng không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm. Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng máy tính bảng, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…
Bộ Tài chính khẳng định: “Xem xét xử phạt hành chính hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch”.
Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife thực hiện các biện pháp như: Tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Doanh nghiệp chủ động phát hiện, xử lý thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Doanh nghiệp bảo đảm cao nhất việc quản lý đại lý được thực hiện chặt chẽ, ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm.
Doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý và giám sát chất lượng đại lý bảo hiểm. Theo đó đại lý phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động, thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Trong năm nay, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng.
Thông tin mới nhất về việc Manulife giải quyết khiếu nại của khách hàng SCB Hiện Manulife đang giải quyết 40% các khiếu nại còn lại và sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và các ... |
Ngân hàng Liên Việt dừng hợp đồng với Bảo hiểm Bưu điện, chuyển sang ký với đối tác mới Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) ký hợp đồng với công ty bảo hiểm nơi em ruột và em rể của bầu Thụy ... |
Vụ tiền tiết kiệm biến thành bảo hiểm Manulife: Bộ Công an nhận hơn 6.000 đơn tố cáo Đại diện Cục C03 cho biết, tính đến ngày 31/5, đã có tổng cộng 6.060 đơn khiếu nại liên quan đến hợp đồng bảo hiểm ... |