Đã chi trả mức lương hưu mới tới hơn 60% người hưởng |
Ảnh minh hoạ. |
Ngày 29/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi) với nhiều quy định mới.
So với Luật BHXH 2014, Luật BHXH (sửa đổi) có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn như: mở rộng đối tượng tham gia; gia tăng quyền, lợi ích trong thụ hưởng chính sách để thu hút người lao động tham gia BHXH, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đối với người dân; sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn triển khai thực hiện Luật BHXH 2014; tăng cường chế tài xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH.
Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần, Luật Luật BHXH (sửa đổi) cũng có nhiều thay đổi.
Điều 72 Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu. Cụ thể như sau:
a) Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
b) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
c) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
d) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
đ) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
e) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
g) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóngBHXH.
Cũng theo Luật, người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 Điều 72.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trong một số trường hợp đặc biệt.
Luật BHXH (sửa đổi) cũng quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 72 của Luật này của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016, được điều chỉnh theo mức tham chiếu tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc để tính mức bình quân hưởng lương hưu của người lao động thuộc khu vực tư được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2024 Theo Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 áp dụng từ 1/7/2024. Phạm vi áp dụng bao gồm người đang hưởng lương hưu từ tham gia BHXH bắt buộc (khối nhà nước, tư nhân) và người tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng. Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ BHYT chi trả với mức hưởng là 95%. Cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2024, lương hưu hằng tháng các đối tượng nêu trên được tính theo công thức như sau: Mức lương hưu của tháng 7/2024 = Mức lương hưu hằng tháng của tháng 6/2024 x 1,15. Chẳng hạn, lương hưu tháng 6/2024 của người lao động là 6 triệu đồng thì sẽ được tăng lên 6,9 triệu đồng/tháng từ tháng 7/2024. |
Những điểm mới của tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ ... |
Người dân vui mừng khi nhận lương hưu mới ngay từ 1/7 Tính đến 14 giờ chiều 1/7, 60% tổng số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH đã được tri trả hằng tháng theo mức ... |
Đã chi trả mức lương hưu mới tới hơn 60% người hưởng Đây là tin vui với người nhận lương hưu và mức tăng được đánh giá là sẽ góp phần nâng cao đời sống của người ... |